Nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67 - 75)

Hội An được biết đến là top 10 thành phố du lịch tốt nhất thế giới. Mỗi năm Hội An thu hút gần 4 triệu khách quốc tế bởi sự thanh bình, cổ kính của một đô thị cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Sau 20 năm được công nhận di sản, Hội An đã làm cho cả thế giới bất ngờ bởi lịch sử, văn hóa của một đô thị cổ đã được đánh thức trong chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh đầy độc đáo và lôi cuốn mang tên “Ký ức Hội An”. “Kí ức Hội An” cũng là một chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn nhất, trở thành thương hiệu của Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An đối với đông du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế tham quam tại đây.

Chương trình biển diễn thực cảnh “Kí ức Hội An” là một chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô bậc nhất Việt Nam cũng như trên thế giới. Chương trình

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 62

biểu diễn tái hiện Hội An từ thuở sơ khai đến hiện đại bằng nhiều hình thức cộng hưởng của nghệ thuật biểu diễn sân khấu, dàn diễn viên, hiệu ứng âm thanh ánh sáng tối tân gây ấn tượng và tạo cảm xúc mạnh mẽ đối với đông đảo khán giả. Đồng thời truyền tải thông điệp về những giá trị văn hóa Hội An bằng hình thức vô cùng mới và hấp dẫn đối với du khách.

“Ký ức Hội An” là chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh có sân khấu ngoài trời với sức chứa lên đến 3300 khán giả. Bối cảnh sân khấu kết hợp các yếu tố sông nước núi non, chiều dài sân khấu lên đến 1 km, sử dụng hơn 500 diễn viên. Chương trình biểu diễn thực cảnh áp dụng công nghệ âm thanh, ánh sáng tối tân, với sự tham gia tổ chức và sản xuất của chuyên gia quốc tế, cha đẻ của ngành biểu diễn thực cảnh thế giới Mai Soái Nguyên – chuyên gia dàn dựng người Trung Quốc. Chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh lấy hình ảnh tà áo dài truyền thống Việt Nam làm ngôn ngữ chính, dùng kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại biến hóa tạo nên những bối cảnh cụ thể, công nghệ ánh sáng tối tân và hiệu ứng âm thanh hiện đại để kể lại câu chuyện về Hội An hơn bốn thế kỷ trước với sự sầm uất và duyên dáng của nó.

Đối với một chương trình biểu diễn thực cảnh diễn chỉ ra hơn 60 phút, với yêu cầu truyền tải thông điệp về văn hóa, lịch sử con người Hội An trong suốt mấy trăm năm trong bằng công nghệ hiện đại là một bài toán không hề dễ dàng với các chuyên gia thực hiện chương trình. Điều này cần thiết phải xây dựng ban cố vấn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, tầm vóc trong nghề để đóng góp cho nội dung tạo nên sự thành công của chương trình về cả mặt nội dung, hình thức lẫn nghệ thuật.

Ban cố vấn gồm những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật gạo cội hàng đầu Việt Nam như nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà thơ – nhà báo Lê Cảnh Nhạc, đạo diễn Việt Thanh trong vai trò cố vấn kịch bản; nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh Quang Vũ cố vấn trang phục; nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh – phó chủ tịch thường trực hội Nhạc sĩ Việt Nam phụ trách phần âm nhạc; giảng viên Thanh Hằng, trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội phụ trách biên đạo múa. Đặc biệt, chương trình còn nhận được sự đồng hành của công ty sản xuất những chương trình biểu diễn thực cảnh nổi tiếng nhất thế giới.

Ban cố vấn chương trình đã phối hợp chặt chẽ với chuyên gia sản xuất quốc tế để khắc họa được những nét nét đẹp mang đậm dấu ấn văn hóa Hội An.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Kí ức Hội An được xây dựng với 5 màn biểu diễn ấn tượng, tạo một mạch nối liền xuyên suốt kể nên câu chuyện Hội An từ thuở khai hoang cho đến cuộc sống ở xã hội hiện đại.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 63

Màn 1: Sinh mệnh

Mở đầu cho chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Kí ức Hội An đầu là màn diễn có tên gọi là “Sinh mệnh”. Mục đích khơi gợi trong tâm thức của du khách thập phương về kí ức Hội An thuở khai hoang lập ấp. “Sinh mệnh” là một bức tranh sinh động về những hoạt động thường nhật của người dân Hội An trước đây.

Mở đầu màn diễn là hình ảnh cô gái mặc áo dài màu trắng truyền thống, duyên dáng ngồi dệt vải bên khung cửi với đôi tay uyển chuyển, nụ cười hiền hậu trên môi. Đây cũng là nhân vật xuyên suốt hơn 60 phút của chương trình biểu diễn. Khung cửi như một hình tượng dệt nên lịch sử - văn hóa, xuyên suốt bao thế kỉ đưa khán giả trở về miền kí ức để đắm mình vào khung cảnh vùng đất và con người ở cảng thị Hội An một thời hưng thịnh. Hình ảnh cô gái bên khung cửi tạo nên một nét độc đáo, là mạch nối kể nên câu chuyện, gợi sự thích thú và tò mò cho người xem. Để rồi chính cô gái ấy làm du khách mãn nhãn với hình tỏa sáng vào những phút cuối của chương trình.

Sinh mệnh” còn có màn biểu diễn sinh động của con đường ánh sáng với 100 cô gái mặc áo dài thướt tha. Hình ảnh mầm sống mới bắt đầu thật giản dị trong niềm hạnh phúc vỡ òa của đôi vợ chồng trẻ. Và còn có cả hình ảnh các chàng trai lao động hăng say để xây dựng nhà cửa và nghề đánh bắt cá,…

Bằng những kỹ xảo âm thanh và ánh sáng tối tân, hiện đại; bằng sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng từ đạo cụ sân khấu đến kỹ năng diễn xuất, màn biểu diễn “Sinh mệnh” của “Ký ức Hội An” được tái hiện một cách đầy sinh động, hấp dẫn, truyền tải trọn vẹn thông điệp và ý nghĩa đến với người xem.

Màn 2: “Đám cƣới”

Màn thứ hai với tên gọi là “Đám cưới”, tái hiện cho người xem hình ảnh Hội An thời kỳ văn hóa Champa. Màn biểu diễn tái hiện đám cưới giữa công chúa Huyền Trân và vua Chăm Chế Mân để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng khán giả. Đặc biệt là hình ảnh rước dâu bằng voi hoành tráng với tượng chú voi được thiết kế bằng rất to cao, tinh xảo và đầy sinh động.

Biểu tượng nổi bật khác của văn hóa Champa cũng được thể hiện trên sân khấu hoành tráng đó là hình ảnh vị thần Ganesha – vị thần biểu trượng của may mắn và thành đạt. Vị thần này được nhắc đến rất nhiều trong thần thọai Ấn Độ. Kết hợp với hàng trăm diễn viên vào vai người lính Chăm trong trang phục váy áo lộng lẫy, khỏe khoắn thực hiện những điệu nhảy múa mô phỏng cảnh đón dâu rộn ràng, náo nhiệt,… Tất cả đã tái hiện rõ nét và đầy lôi cuốn về đám cưới giữa Huyền Trân Công Chúa với Quốc Vương xứ Champa, là cột mốc lịch sử đáng nhớ của Đại Việt.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 64

Màn diễn diễn ra trong khung cảnh hoành tráng, lộng lẫy và đầy thu hút, khiến khán giả không thể rời mắt một giây phút nào.

Thông qua lễ hội rước dâu sang trọng và náo nhiệt của công chúa Huyền Trân với quốc vương xứ Champa, “Ký ức Hội An” không chỉ muốn khán giả hiểu hơn về đời sống kinh tế - chính trị và phong tục văn hóa của cư dân Hội An thời Champa mà còn tái hiện rất rõ nét hình ảnh giao thương kinh tế sôi nổi của vùng Chiêm Cảng – Lâm Ấp thế kỷ IX - X.

Màn 3: “Thuyền và Biển”

Câu chuyện chủ đề “Thuyền và Biển” khơi gợi trong lòng khán giả trở về miền kí ức Hội An giai đoạn chuyển mình, làm tiền đề để phát triển trở thành thương cảng hưng thịnh ở giai đoạn sau.

Thông điệp chính của màn biểu diễn “Thuyền và Biển” chính là sự chuyển mình phát triển của Hội An trở thành một thương cảng sầm uất của thế kỷ XVI – XVII mà điểm nhấn chính là câu chuyện tình yêu của cô gái xứ Faifo chờ mãi người yêu là thủy thủ tàu buôn thường xuyên xa nhà.

Trở về Hội An thế kỷ XVI – XVII trong bối cảnh phát triển ngành kinh tế mới, chàng trai buộc phải lênh đênh trên biển để giao thương hàng hóa với nước ngoài. Họ buộc phải xa nhau trong sự nhớ thương và một tình yêu chung thủy đến tận cùng. Để rồi nàng hóa đá như ngọn đèn hoa đăng rực sáng trong đêm sau những ngày mong chờ, cầu nguyện và nhung nhớ.

Màn biểu diễn sử dụng nghệ thuật múa làm ngôn ngữ chính. Cùng với sự kết hợp hòa quyện giữa âm thanh và ánh sáng, thơ và nhạc, khung cảnh sông nước, những màn múa điêu luyện, giàu nghệ thuật đã mang lại cho khán giả những cung bậc cảm xúc lắng đọng và chân thực đến khó tả.

Màn 4: “Hội An – vùng đất mộng mơ đáng sống”

Với nhan đề màn 4 “Hội An – vùng đất mộng mơ đáng sống” – khơi gợi trong lòng khán giả ký ức về một Hội An thời kỳ giao thoa văn hóa đa phương.

Màn biểu diễn lấy bối cảnh chính là phiên chợ quốc tế Hội An hội nhập với thế giới để truyền tải đến người xem hình không khí tấp nập, sôi động của một thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thế kỷ XVI – XIX.

Có thể nói, màn biểu diễn là điểm nhấn chính của chương trình nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An”. Nó không chỉ cho khán giả thấy được ký ức vàng son của thương cảng Hội An mà còn thật sự làm họ mãn nhãn trước sự chuẩn bị kỹ lưỡng từng chi tiết từ tạo hình nhân vật, kỹ năng diễn xuất đến các tiểu xảo âm thanh, ánh sáng và lượng diễn viên hùng hậu. Tất cả được kết hợp hài hòa một cách

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 65

tự nhiên giúp khán giả dễ dàng nắm bắt được thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải.

Màn 5 – Màn cuối: “Áo dài”

Màn 5: “Áo dài” – Sự kết hợp giữa Hội An cổ kính với hơi thở hiện đại Hội An là một thành phố hiếm hoi còn gìn giữ gần như trọn vẹn những giá trị cổ kính của hàng trăm năm trước dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Chính điều đó khiến Hội An trở nên khác biệt và người dân nơi đây có quyền tự hào với bạn bè quốc tế về những giá trị vô giá của mình.

Kết thúc chương trình biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” là màn trình diễn áo dài truyền thống kết hợp với các công trình kiến trúc cổ xưa gắn liền với vùng đất Hội An. Trong không gian âm thanh và không khí hiện đại, các cô gái đạp xe đạp dọc con đường ánh sáng, len lỏi qua từng góc phố cổ như đưa khán giả trở về với cuộc sống hiện đại, về với một Hội An cổ kính trầm mặc nhưng không kém phần năng động, hiện đại theo một cách riêng của nơi này– ôn hòa, nhẹ nhàng và đầy tinh tế.

Khi chính thức khai màn vào tháng 3/2018, “Ký ức Hội An” được kỳ vọng sẽ trở thành chiếc cầu nối du khách với mạch nguồn văn hóa truyền thống phố Hội, là trải nghiệm không thể bỏ qua của du khách khi đặt chân đến vùng đất di sản của thế giới tại Việt Nam trong những năm tới.

Ở góc độ phát triển du lịch, sự bổ sung của “Ký ức Hội An” vào “thực đơn du lịch” tỉnh Quảng Nam hứa hẹn sẽ giúp gia tăng mức chi tiêu của du khách, đồng thời tăng thời gian lưu trú của mỗi lượt khách lên 1-2 ngày khi đến Hội An.

Ngày 21/3/2019, một trong những hãng thông tấn lớn nhất Thế giới Reuters đã có bài đăng trên trang của mình về chương trình biểu diễn thực cảnh độc đáo này: “Kí ức Hội An”: “The most beautiful in the world” and “A feast for the eyes” is how some of the audience described the performance where the skilled dancers give the audience a glimpse of how Hoi An developed from a small farming village into a vibrant tourists’ destination, using breath-taking effects, detailed props and intricate and expressive choreography”.[29] (“Một chương trình biểu diễn đẹp nhất thế giới, một bữa tiệc cho đôi mắt là cách một số khán giả mô tả màn trình diễn nơi các vũ công lành nghề mang đến cho khán giả cái nhìn về cách Hội An phát triển từ một ngôi làng nhỏ thành một điểm đến du lịch sôi động. Show diễn sử dụng các hiệu ứng ngoạn mục, đạo cụ chi tiết và vũ đạo phức tạp và đầy biểu cảm”).

Phóng viên Reuters bất ngờ: “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Ký ức Hội An là một chương trình giải trí tại Hội An, một thành phố nhỏ của Việt Nam nhưng nhanh chóng đã trở thành một hiện tượng toàn cầu”.[29]

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 66

Thực tế ở Việt Nam, chương trình biểu diễn thực cảnh “Kí ức Hội An” không phải là vở diễn duy nhất tái hiện chủ đề văn hóa dựa trên sự đầu tư dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu thực cảnh quy mô lớn. Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam là vở “Tinh hoa Bắc Bộ” đã ra mắt chào đón khán giả, du khách từ ngày 1/11/2017. Song, sự so sánh về haichương trình diễn này thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, các nhà nghiên cứu chuyên môn và đông đảo khán giả thưởng thức.

Sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” nằm trong Baara Land - khu tổ hợp vui chơi và văn hóa nằm ngay dưới chân núi Chùa Thầy – một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là một trong những điểm du lịch tâm linh khu vực Hà Nội. Đây cũng chính là ý tưởng tạo nguồn cảm hứng của vở diễn, với cốt truyện tập trung vào ông tổ nghề múa rối nước Việt Nam, thiền sư Từ Đạo Hạnh, và đời sống phong phú của một vùng Bắc Bộ.

Sân khấu là mặt hồ rộng 4300m2, dựa lưng vào ngọn núi Thầy, chính vì thế khán giả có cơ hội được chiêm ngưỡng màn biểu diễn trên khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Với vị trí độc đáo, du khách có thể ghé thăm Chùa Thầy trong chuyến đi để tìm hiểu thêm về danh thắng lịch sử này và thưởng thức trọn vẹn sân khấu “Tinh Hoa Bắc Bộ”. 60 phút của vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” với từng chương Thi – Ca – Nhạc – Họa, là bức tranh khảm quý giá được ghép bằng những nét tinh hoa văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đến trải nghiệm đặc biệt, cho người xem cơ hội được khám phá lịch sử và văn hóa của Bắc Bộ, bằng hình thức thể hiện rất đương đại, với 200 diễn viên tham gia trên một sân khấu tương tác kết hợp với công nghệ hiện đại.

Ca trù, dân ca Bắc Bộ, quan họ, hầu đồng, tranh tố nữ, tranh Đông Hồ, múa rối nước, đời sống sinh động trên bến dưới thuyền, tập trận, sĩ tử đèn sách, sinh hoạt lễ hội nhộn nhịp yên bình…bao nhiêu tinh hoa văn hóa Bắc Bộ phô diễn trên sân khấu hiện đại, giữa thiên nhiên nước non hùng vĩ, được hỗ trợ bởi hệ thống âm thanh, ánh sáng công nghệ hiện đại nhất. Điểm đặc biệt nữa của vở diễn là hầu hết các diễn viên đều là bà con nông dân của chính vùng đất Sài Sơn, Quốc Oai, Chùa Thầy.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 67

Bảng 2.1.3. So sánh hai chương trình biểu diễn thực cảnh: Kí ức Hội An và Tinh hoa Bắc Bộ

Kí ức Hội An Tinh hoa Bắc Bộ Địa điểm tổ chức Trong khuôn viên công

viên văn hóa Ấn tượng Hội An, cồn Hến (200 Nguyễn Tri Phương rẽ trái, phường Cẩm Nam, thành phố Hội An)

Nằm trong Baara Land - tổ hợp vui chơi và văn hóa nằm ngay dưới chân núi Chùa Thầy, thôn Đa

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)