tƣợng Hội An
Dự án Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (gọi tắt là Gami Hội An) do Công ty cổ phần Gami Hội An làm chủ đầu tư. Từ ban đầu, tháng 3/2008, sau khi được Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho công ty cổ phần Gami Hội An đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm hội nghị - Làng du lịch sinh thái Gami Hội An. Tổng diện tích quy hoạch của dự án này là hơn 11,3 ha, bao gồm một cồn bãi lớn, một cồn nhỏ trên sông Hoài và một phần trên bờ thuộc phường Cẩm Nam và phường Cẩm Châu, thành phố Hội An.[31]
Tổng dự án bao gồm tổ hợp các công trình dịch vụ du lịch và trung tâm hội nghị đa chức năng với diện tích khoảng 16.000m2, có thể phục vụ 800 - 950 người, chuỗi khách sạn 5 sao quy mô 200 phòng, các khu phố thương mại, khu biệt thự cao cấp và các hạng mục cây xanh, cảnh quan, bến du thuyền... Tổng vốn đầu tư ban đầu ước tính khoảng 43 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi triển khai dự án được một thời gian ngắn, chủ đầu tư đã có sự nghiên cứu, tham vấn và xin ý kiến của các đơn vị ban, ngành liên quan và nhận thấy mô hình này chưa thực sự phù hợp và hiệu quả nhất với tình hình phát triển của thành phố Hội An. Mặt khác, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm gặp
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 38
khó khăn, chủ đầu tư không thể tiến hành xây dựng, dự án dừng hẳn. Năm 2015, chủ đầu tư là công ty cổ phần Gami Hội An đã trả lại dự án.
Đến tận tháng 8/2016, tập đoàn chuyển hướng sang đầu tư mô hình mới và dự án Công viên Văn hóa Chủ đề “Ấn tượng Hội An” của Gami đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Chủ đầu tư dự án cho biết sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt kinh tế, môi trường và sinh kế của người dân Hội An, việc đầu tư xây dựng và phát triển mô hình Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” là một điều vô cùng hợp lí và cần thiết ở thời điểm hiện tại. Đây là một sản phẩm du lịch độc đáo với quy mô lớn hứa hẹn mang lại diện mạo và dấu ấn mới cho du khách mà Hội An đang còn thiếu.
Tuy dự án này nằm ngoài vùng đệm khu đô thị cổ Hội An nhưng quá trình thực hiện các thủ tục phê duyệt dự án vẫn đã được triển khai hết sức cẩn thận. Chủ tập đoàn đầu tư đã tham vấn các cơ quan chuyên môn xem xét, đánh giá cụ thể về mức độ tác động đến môi trường tự nhiên, cảnh quan đô thị, dòng chảy, áp lực nước… đặc biệt là khi mùa lũ về, đây cũng chính là đặc tính thủy văn Hội An thông thường năm nào cũng diễn ra lũ lụt. Đặc biệt, lãnh đạo thành phố cũng đã góp ý cụ thể để thông qua quy hoạch và thiết kế xây dựng công trình.
Cũng đã có khá nhiều ý kiến cho rằng dự án đã tác động dẫn đến nguy cơ xói lở, ảnh hưởng môi trường Hội An. Chính vì vậy để phê duyệt dự án và cấp phép không phải là chuyện bộc phát mà là quá trình dài đã được thảo luận kỹ, tính toán các trường hợp cụ thể chủ quan và khách quan xảy ra. Có thể nói, dự án này không phải một cá nhân có quyền tự quyết mà là sự bàn bạc, nghiên cứu thống nhất của cả một tập thể với sự tính toán kỹ lưỡng nhiều chiều kích văn hóa, cảnh quan… trước khi phê duyệt.[32]
Có rất nhiều cuộc họp, kể cả tại Hội An và ở tỉnh Quảng Nam. Nếu dự án có sai sót, không đúng, không phù hợp sẽ phải thay đổi. Ủy ban Nhân dân tỉnh khẳng định không bảo thủ mà luôn lắng nghe các ý kiến góp ý. Chính quyền sẽ rà soát lại sai cái gì để điều chỉnh.
Ngày 18/03/2018, chương trình diễn thực cảnh đầu tiên “Kí ức Hội An” chính thức được ra mắt thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách trong cũng như ngoài nước. Đây là một chương trình biểu diễn thực cảnh ngoài trời với sân khấu hoành tráng, hệ thống âm thanh ánh sáng được đầu tư khá hiện đại, không gian biểu diễn sống động với việc dàn dựng sân khấu thực. Show diễn quy tụ gần 500 diễn viên tham gia, được coi là chương trình biểu diễn quy tụ số lượng diễn viên đông đảo nhất Việt Nam.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 39
Ngày 28/7/2018, Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An chính thức được khánh thành mở cửa đón khách du lịch đến tham quan.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 40
CHƢƠNG 2: KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG VIÊN VĂN HÓA ẤN TƢỢNG HỘI AN 2.1. Mô hình sản phẩm du lịch đêm Công viên văn hóa Ấn tƣợng Hội An
Văn hóa là những giá trị cốt lõi, tinh túy của xã hội, hình thành lâu đời qua quá trình lao động và sáng tạo của con người, được dày công vun đắp trở thành nền tảng không thể thiếu đối với mỗi dân tộc, thẫm thấu và bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của mỗi quốc gia. Một đất nước có nền văn hóa được nhiều người biết tới, là nhân tố vô cùng quý giá để tạo cho quốc gia đó một hình ảnh thương hiệu vững chắc, làm đòn bẩy thúc đẩy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao; giao lưu kinh tế, thương mại... Thông qua văn hóa, du lịch là một trong những lĩnh vực vừa được thừa hưởng thành quả và cũng vừa là công cụ thiết yếu, góp phần quan trọng vào thành công của những nỗ lực trên.
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của du lịch, du khách không chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến một cách thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạo trong các hoạt động du lịch. Khách du lịch luôn mong muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo, nhằm sinh động hóa những trải nghiệm của mình. Thông qua quá trình tương tác này, họ đã góp phần đáng kể làm giàu bản sắc của sản phẩm du lịch tại điểm đến. Với đặc điểm này, khi so sánh với các loại hình du lịch khác, có thể thấy du lịch văn hóa là loại hình có ưu thế hơn hẳn trong việc bắt nhịp tốt với xu thế thay đổi của các dòng khách du lịch hiện nay. Nắm bắt được xu hướng trên, nhiều ngành du lịch các nước trong khu vực đã tận dụng tốt yếu tố sáng tạo để phát triển và quảng bá loại hình sản phẩm du lịch văn hóa, đặc biệt là ở các đô thị/thủ đô là những trung tâm lưu giữ nhiều kho tàng di tích lịch sử, văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể. Xuất phát từ đặc điểm, bản chất của sản phẩm du lịch văn hóa có sự khác biệt so với các sản phẩm du lịch thông thường khác (vật thể, phi vật thể hoặc cả hai trong một sản phẩm), ngoài việc phải tuân thủ theo đúng quy trình làm sản phẩm như mô tả trên, cần phải lồng ghép thêm những yếu tố sáng tạo, hình thành sản phẩm với hàm lượng sáng tạo cao, góp phần tạo nét khác biệt, độc đáo, hấp dẫn du khách.
Qua nghiên cứu trên, có thể nhận thấy, văn hóa và sáng tạo là hai yếu tố luôn đồng hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần hình thành sản phẩm du lịch sáng tạo đặc thù, hấp dẫn du khách. Với bề dày lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển loại hình du lịch này. Để xây dựng được sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp với thị hiếu của du khách quốc tế, cần có sự quán triệt nhận thức chung về đổi mới công tác sản phẩm trong
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 41
toàn ngành, từ trung ương tới địa phương, nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại, đưa các ý tưởng sáng tạo vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa; đồng thời, cần có quy hoạch sản phẩm du lịch văn hóa và ưu tiên đầu tư vào công tác tôn tạo và tái tạo các dự án văn hóa trọng điểm có tiềm năng thu hút khách du lịch, có nguồn kinh phí
Trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam, Hội An nổi lên như một điểm sáng với các thế mạnh được thiên nhiên ban tặng mà ít nơi nào có được. Với vị trí là vùng cửa sông - ven biển, nơi hợp lưu của các con sông lớn của xứ Quảng. Hệ thống thủy văn dày đặc đã tạo cho Hội An nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi sắc, hài hòa với nhiều thắng cảnh hấp dẫn. Bên cạnh đó, Hội An có một bề dày văn hóa với những di tích lịch sử, công trình kiến trúc, làng nghề, lễ hội truyền thống, ... Với những tiềm năng đó, du lịch Hội An thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách khi đặt chân đến đây.
Bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được của ngành du lịch Hội An những năm qua, Hội An đã vinh dự đứng trong top những điểm đến thu hút bậc nhất Việt Nam cũng như thế giới được các trang uy tín trong và ngoài nước bình chọn. Song song với những thành công vang dội mà ngành du lịch Hội An gặt hái được, vấn đề khai thác tiềm năng du lịch ở Hội An hiện đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia văn hóa cũng như những người đứng đầu ngành du lịch tại địa phương. Tốc độ phát triển du lịch nơi đây nảy sinh ra những yêu cầu mới cho chặng đường phát triển hiện tại và tương lai gần của du lịch Hội An, đặc biệt là thực trạng chúng ta gần như đã khai thác tận dụng tuyệt đối các dạng tài nguyên từ tự nhiên lẫn nhân văn như về cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề, lễ hội truyền thống,… để phát triển du lịch.
Mô hình sản phẩm du lịch đêm Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An là một mô hình ứng dụng phát triển du lịch kiểu mới được đưa vào khai thác tại Hội An vào đầu năm 2018. Với sự ấp ủ ý tưởng của nhà đầu tư từ nhiều năm trước đó, đây có thể nói là một bước tiến mới, là một thành quả trong việc đầu tư nghiên cứu xây dựng và sáng tạo để cho ra đời một sản phẩm du lịch kiểu mới đưa vào khai thác. Mục đích thiết thực là kéo dài hơn nữa thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách, mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch của thành phố. Đặc biệt hơn là thông qua sản phẩm du lịch văn hóa kiểu mới này góp phần truyền tải thông điệp và lan tỏa các giá trị của văn hóa địa phương, góp phần khẳng định vốn quý độc đáo từ tài nguyên văn hóa của vùng đất, con người Hội An nói riêng và xứ Quảng nói chung.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 42
Mô hình Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An là một dự án được tập đoàn GAMI Hội An làm chủ đầu tư. Dự án sau khi được sự nghiên cứu tham vấn từ nhiều cơ quan tổ chức của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An, các tổ chức môi trường, kết cấu hạ tầng xây dựng và văn hóa du lịch đã tiến hành triển khai và chính thức đưa vào vận hành khai thác mở cửa đón khách vào tháng 7/2018.
Đây là tổ hợp các công trình phục vụ vui chơi giải trí, thụ hưởng các giá trị văn hóa du lịch với sự đầu tư khai thác đặc biệt về mặt sinh thái, cảnh quan kiến trúc cũng như dấu ấn của các yếu tố văn hóa bản địa Hội An.
Dự án Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An được triển khai gần tổng diện tích 25.000m2 bao gồm một cồn bãi lớn, một cồn nhỏ trên sông Hoài và một phần trên bờ thuộc phường Cẩm Nam và phường Cẩm Châu, thành phố Hội An. Công viên có tổng cộng 14 khu chức năng phục vụ vận hành và đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của du khách. Có thể khẳng định, đây là một mô hình sản phẩm du lịch mới tích hợp rất nhiều chức năng từ tham quan, ăn uống, vui chơi cho đến việc chiêm ngưỡng và thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực. Mỗi mô hình lớn nhỏ trong khuôn viên công viên văn hóa này đều đảm nhiệm một chức năng nhất định, góp phần tạo dựng diện mạo và hình ảnh chung ấn tượng và độc đáo của mô hình.
2.1.1. Loại hình nghệ thuật tạo cảnh
Nghệ thuật là danh từ chỉ hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc... Đó là những hình thái đặc biệt của ý thức xã hội được con người thụ cảm bằng nhiều giác quan khác nhau, trong đó nghệ thuật tạo cảnh tiếp cận con người thông qua "cửa ngõ" thị giác và cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là đường nét, màu sắc, bố trí cảnh quan, kết cấu công trình, kiến trúc,... Nghệ thuật tạo cảnh tạo cảnh thể hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng mà cụ thể là công trình kiến trúc cảnh quan, các sản phẩm điêu khắc, hội hoạ, bày trí công trình, kết cấu mô hình xây dựng bằng nhiều chất liệu hay các hình thức mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng công nghiệp khác. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó nó luôn gắn liền với cuộc sống, phản ánh những hình ảnh đời thường. Với ngôn ngữ giản dị gần gũi của mình, nghệ thuật tạo hình góp phần làm cuộc sống trở nên thú vị hơn, sống động hơn.
Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc cảnh quan đặc biệt là cảnh quan công viên văn hóa nói riêng, nghệ thuật tạo cảnh luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức cảnh quan, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển tổ chức cảnh quan của mọi công trình bao gồm địa hình, mặt nước, cây xanh, kiến trúc công trình và các phẩm nghệ thuật tạo cảnh đặc biệt. Nghệ thuật tạo cảnh với ngôn
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 43
ngữ phong phú của mình sẽ góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm của nghệ thuật tạo cảnh trong không gian văn hóa, giải trí,... Nghệ thuật tạo cảnh không chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí, bố cục không gian mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm của người lao động và công chúng thưởng ngoạn công trình.
Kiến trúc công trình cộng đồng như công viên với những đường nét đặc trưng riêng, trong đó thiết kế cảnh quan, cấu trúc, phân bố các công trình đặc biệt phải gây ấn tượng mạnh nhất và có vai trò quyết định trong việc tổ chức hình thức cũng như thi công xây dựng. Các công trình này thường có kích thước lớn nằm trong một tổng thể không gian địa hình mặt đất lẫn mặt nước (nếu có) để tạo nên vẻ đẹp cuốn hút và ấn tượng trong mắt công chúng.
Tuy nhiên, do không gian kiến trúc công trình có độ mở lớn, diện tích tương đối rộng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thụ hưởng các giá trị nghệ thuật cộng đồng nên việc xây dựng cần có sự nghiên cứu khách quan từ nhiều khía cạnh. Do vậy, nghệ thuật tạo cảnh với ngôn ngữ phong phú của mình đã đem đến một lời giải hợp lý cho bài toán tổ chức không gian cảnh quan này:
+ Nghệ thuật tạo cảnh phải tạo nên điểm nhấn, điểm định hướng không gian