Bản và làng Trung Quốc
Việc tái hiện các mô hình không gian văn hóa làng Nhật Bản, làng Trung Quốc góp phần rất lớn trong việc tạo nên diện mạo và hoàn thành một cách đầy đủ những mảnh ghép đặc biệt trong mô hình chung của Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Tất cả những trải nghiệm tai không gian văn hóa đậm tính phương Đông này sẽ đưa du khách tìm về miền kí ức của thương cảng Hội An sẫm uất, đầy sôi động nhưng không kém phần quyến rũ như vẻ đẹp vốn có của nó.
• Mô hình không gian văn hóa làng Nhật Bản
Lịch sử đã ghi nhận, vào cuối thế kỷ XVI, nhà Nguyễn đã thiết lập quyền lực chính trị của mình ở Đàng Trong, với những chính sách tích cực đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Lúc này, nhiều cảng thị hình thành ven dải đất miền Trung, mà Hội An là thương cảng nằm bên con đường thương mại quốc tế sôi động đương thời, thu hút thương thuyền từ các quốc gia trên thế giới đến buôn bán trong đó có Nhật Bản.
Sau khi thống nhất Nhật Bản, lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi thi hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế. Năm 1592, ông ban lệnh Châu Ấn (Gosyuin-Jo), cho phép thuyền nhân Nhật được vượt biển đi giao thương với các quốc gia trên thế giới, phần lớn họ đã tìm đến các cảng thị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Hội An (Đàng Trong).
Thời kỳ này, các hoạt động thương mại chủ yếu diễn ra trên biển nên phải phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Hàng năm, thuyền buôn từ Nhật thường khởi hành vào tháng 11, bởi lúc này là gió mùa Đông Bắc đưa thuyền xuống khu vực phía Nam. Đến tháng 7 năm sau, gió mùa đông nam thổi ngược lên hướng bắc thuận tiện
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 58
cho họ giong buồm lên đường trở về nước. Trong mỗi mùa mậu dịch, họ phải lưu trú lại Hội An từ 3 đến 4 tháng, trong khoảng thời gian này họ tiến hành việc thu mua hàng hóa để chở về nước. Tuy nhiên, do điều kiện thiên nhiên và tốc độ sản xuất cũng như khai thác, nên các thương nhân Nhật thường không mua đủ số lượng hàng như dự định. Họ phải cử người ở lại thu gom hàng chuẩn bị cho mùa mậu dịch năm sau.
Đến đầu thế kỷ XVII, thương cảng Hội An bổ sung một số lượng lớn người Nhật di cư đến. Được sự đồng ý của chúa Nguyễn, người Nhật tiến hành chọn đất và xây dựng khu phố của mình gọi là “Nhật Bản phố” cùng với “Đường Nhân phố” của thương nhân Trung Hoa.
Trong mỗi khu phố, người ta bầu ra một vị trưởng khu. Vị này được chúa Nguyễn và chính quyền Nhật Bản tin cậy. Họ được cử làm các công việc như thu thuế, phiên dịch và cố vấn thương mại cho chúa Nguyễn, đồng thời chịu trách nhiệm về khu vực mà mình quản lý.
Người Nhật đã xây dựng ở Hội An một công trình kiến trúc mang tên “Nhật Bản nhân thương quán” (Thương quán của người Nhật Bản) để sử dụng trong việc hội họp và giao dịch thương mại của mình. Đến năm 1635, Chính quyền Tokugawa thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, nước Nhật đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ đó, người Nhật ở Hội An bị mất liên lạc với chính quốc, khiến các thương nhân Nhật Bản rơi vào tình trạng bị cô lập và không đủ sức đối phó với thương nhân Trung Hoa đang phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, người Nhật đã chuyển nhượng Thương quán lại cho cư dân Minh Hương sử dụng làm Tổ Đình của người Minh Hương. Đến nửa đầu thế kỷ XVII, người Nhật ở Hội An giảm dần.[22]
Như vậy, sự hiện diện của thương nhân Nhật Bản ở Hội An tuy chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng những hoạt động thương mại của họ ở Hội An là một trong những nhân tố kích thích kinh tế ở Đàng Trong phát triển. Dấu ấn kiến trúc của phố Nhật trước đây vốn rất đậm nét, nay cũng mờ nhạt theo thời gian, do hỏa hạn, chiến tranh và cả bàn tay con người tàn phá,…
Hiện nay ở Hội An chỉ còn sót lại di tích cầu Nhật Bản và ba ngôi mộ của thương nhân người Nhật. Dẫu sao đó cũng là những minh chứng cho thời kì thịnh vượng huy hoàng của thương cảng cổ Hội An, nơi đây từng có một cộng đồng cư dân Nhật sinh sống, và đã đóng góp nền văn hóa của mình vào nền văn hóa chung của cảng thị Hội An.
Không gian văn hóa làng Nhật Bản xây dựng khuôn viên Công viên được chia thành hai gian nhà chính, có lối thông với nhau qua một hành lang nhỏ. Gian
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 59
nhà này chức năng mô phỏng, giới thiệu cho người xem hiểu hơn về hội quán người Nhật tại Hội An.
Gian đầu tiên là không gian trưng bày các món đồ lưu niệm như các mô hình thuyền buồm, các bức tranh nhỏ phát họa hình ảnh Geasha – người nghệ sĩ trong văn hóa Nhật hay các mô hình thu nhỏ về nhạc cụ dân tộc,... Mô hình thuyền buồm là mô hình lấy cảm hứng từ các con thuyền có tên gọi là Châu Ấn thuyền – những con thuyền mà người Nhật Bản xưa đã vượt biển cập bến thương cảng Hội An để giao thương buôn bán thời bấy giờ. Các mô hình thuyền Châu Ấn này được làm bằng gỗ, trông rất tỉ mỉ và tinh xảo. Chúng được trưng bày ở gian chính của không gian, gây chú ý và thu hút ánh nhìn của du khách đặt chân đến tham quan.
Điểm nổi bật khác trong không gian văn hóa làng Nhật Bản là sự xuất hiện của bức tranh “Châu Ấn thuyền” hay gọi một cách đầy đủ là “Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” (Shuin-sen Kochi toko zukan). Bức tranh được trình chiếu bằng kĩ thuật máy chiếu 3D, trải dài theo không gian của căn phòng dài gần 10 mét. Các hình ảnh trên bức tranh chuyển động rất chậm và vô cùng sinh động. Tất cả tạo nên một câu chuyện được kể liền mạch, có nội dung hấp dẫn và đầy tính thu hút.
Bức tranh truyền tải thông điệp về câu chuyện về các con thuyền Châu Ấn của thương nhân Nhật Bản đã vượt biển đến giao thương ở Hội An vào thế kỉ XVI – XVII. Hiện tại bức tranh gốc do một thương nhân người Nhật Bản vẽ đang được lưu trữ ở chùa Jomyo-ji ở thành phố Nagoya – Nhật Bản.[35]
Quan sát bức tranh từ trái sang phải, đầu tiên là hình ảnh thương cảng trường kì Nagasaky lức bấy giờ, các đoàn thuyền Châu Ấn đã vượt đại dương rộng lớn để đến với vùng đất Hội An. Được sự cho phép của chúa Nguyễn họ đã cho xây dựng nên các khu thương điếm để thuận lợi cho việc trao đổi, làm các cuộc hội họp. Ở trung tâm của bức tranh là hình ảnh đoàn thương nhân người Nhật Bản đang ngồi yết kiến chúa Nguyễn tại tổng trấn Quảng Nam - Dinh trấn Thanh Chiêm lúc bấy giờ. Cảnh thuyền di chuyển đi theo một dòng sông nhỏ tới một cửa biển lớn, rồi theo một dòng sông khác đi đến một dinh phủ có lũy tre bao bọc và dãy súng thần công bảo vệ. Bên ngoài dinh phủ là cảnh dòng sông, đồng ruộng và làng mạc trù phú, trên bờ sông có hình ảnh ba con voi với quản tượng trên lưng. Di chuyển đến phần cuối của bước tranh là sự xuất hiện hình ảnh các thương nhân quán Nhật Bản đang có rất đông người đến sinh hoạt và hội họp. [35]
Đây là một trong hai bức tranh cuộn (emaki) Nhật Bản, được vẽ vào thời Edo (1603-1868). Bức tranh gốc không chỉ là họa phẩm đặc sắc mà còn là những tư liệu quý về mối quan hệ hải thương giữa Nhật Bản với Việt Nam trong các thế kỷ XVII- XVIII và được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng của đất nước Nhật Bản [36].
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 60
Di chuyển dọc theo hành lang đến gian nhà kế bên, du khách sẽ được hòa mình thưởng thức nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Về sau, mãi đến tới thế kỉ XIV nghệ thuật trà đạo Nhật Bản mới chính thức hình thành bởi nhà sư Murata Juko. Ông đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa thưởng trà hòa cùng với tinh thần Zen (Thiền) trong Phật giáo.
Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Hình ảnh cô gái khoát trên mình bộ trang phục Kimono hóa thân thành người nghệ sĩ Nhật Bản pha chế nên ly trà theo phong cách trà đạo cầu kì mà tinh tế, cuốn hút người xem trong từng thao tác.
Không gian làng văn hóa Nhật Bản đã mô phỏng nên những dấu ấn cơ bản và nguyên sơ nhất về nét văn hóa của đất nước Nhật Bản. Đồng thời gợi lại một câu chuyện đầy tính lịch sử của những con người Nhật Bản đặt chân đến với Hội An để giao thương và sinh sống. Từ đó, những nét đẹp văn hóa Nhật đã nhanh chóng lan tỏa, hòa nhập với văn hóa Hội An bản địa thời bấy giờ. Tất cả tạo nên một dấu son trong lịch sử văn hóa địa phương cũng như đã ghi dấu mối bang giao có từ lâu đời giữa hai dân tộc.
• Không gian văn hóa làng Trung Quốc
Từ xa xưa, thời Vương quốc Champa (hơn 2.000 năm trước) người Hoa đã đến đây làm ăn, buôn bán ở Hội An.
Trung Hoa giai đoạn cuối thời nhà Minh (1368-1644) đã xảy ra tình trạng suy tàn dẫn đến thất thủ triều đại, nhà Thanh lên nắm quyền sau đó. Một số người theo nhà Minh không phục nhà Thanh nên đã vượt biển trên các con thuyền để đến Hội An. Những chuyến đi đầy nguy hiểm, rất dễ bỏ mạng trên biển cả nên khi đến được Hội An họ xem như đã được cứu sống nhờ những vị thần linh che chở. Vì vậy sau khi ổn định cuộc sống, họ lập các hội quán (như kiểu hội đồng hương) và lập các chùa để tỏ lòng thành kính, tri ân những thần linh đã giúp đỡ họ.[36]
Người Hoa có mặt trong các cuộc buôn bán ở Hội An sớm như những người Nhật Bản. Ban đầu họ ở các tàu buôn, hàng hóa ở dưới tàu mang lên bán. Nhưng dần về sau họ cũng lên đất liền định cư tạo nên các phố Hoa Kiều cùng tồn tại với các dãy phố người Nhật Bản.
Một thời gian sau do chính sách “bế quan tỏa cảng” ở chính quốc nên các thương nhân Nhật Bản dần dần bị thu hẹp, không phát triển được vì không còn nguồn hàng hóa phong phú như trước. Người Hoa lúc này thừa cơ hội tràn sang các
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 61
dãy phố Nhật Bản. Các dãy phố Nhật Bản dần dần biến mất, thay vào đó là những phố Hoa Kiều.
Sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa tại các hội quán ở Hội An được thể hiện dưới nhiều góc độ: kiến trúc, trang trí; đối tượng được thờ cúng; bộ sưu tập di vật; tên gọi, chức năng của các hội quán; phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng của người dân phố Hội xưa và nay... Đây là mối quan hệ hai chiều: các yếu tố văn hóa Việt đã được thể hiện tại các kiến trúc hội quán dưới nhiều góc độ. Ngược lại, những dấu ấn văn hóa Trung Hoa cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người Việt ở Hội An.
Không gian văn hóa làng Trung Quốc tái hiện bức tranh về những dấu ấn của người Trung Quốc khi đến giao thương buôn bán và định cư sinh sống lâu dài. Vì chỉ mang tính chất phát họa mô hình nhỏ, duy chỉ có một gian nhà mô phỏng hội quán của người Hoa ở Hội An. Các lớp lưu dân người Hoa đến Hội An sinh sống và hòa nhập với lớp cư dân bản địa và cộng đồng người Hoa đã đến, hình thành nên những “Minh Hương xã”. Họ tập trung buôn bán tạo thành những phố thị sầm uất hàng hóa, trao đổi các sản vật từ Hội An đi khắp nơi trên Thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát triển rực rỡ của thương cảng Hội An trong quá khứ.
Vì mới được đưa vào khai thác, vẫn đang còn được xây dựng điều chỉnh để hoàn thiện nên không gian mô phỏng hội quán tương đối còn khá đơn giản, gian nhà được trưng bày các hũ rượu lớn theo kiểu người Hoa xưa, những bộ bàn ghế xếp trong gian nhà chủ yếu phụ vụ cho nhu cầu ẩm thực của du khách. Mô hình được khai thác tái hiện không gian hội quán kết hợp với việc bày bán các món ăn Trung Hoa và các loại thức uống. Thực khách ngồi thưởng thức ẩm thực trong không gian đậm chất Trung Hoa quả là một trải nghiệm rất thú vị.