Xuất giải pháp đối với các vấn đề tồn đọng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 92 - 108)

Việc sáng tạo ra một sản phẩm du lịch đêm kiểu mới là một nỗ lực đáng ghi nhận của ngành du lịch Hội An. Mô hình Công viên văn hóa Ấn tương Hội An đưa vào khai thác từ tháng 7/2018 đến nay đã bước đầu gặt hái được những thành công đáng tự hào.

Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công nhận: “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam”và “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên tham gia đông nhất". Thành tựu này đã đưa cái tên “Kí ức Hội An” trở nên gần gũi hơn với

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 87

công chúng Việt Nam và thu hút đông đảo hơn du khách đến với địa danh du lịch nổi tiếng Hội An – Quảng Nam.

Hãng thông tấn lớn Thế giới Reuters cùng hơn 300 các các hãng thông tấn lớn nhỏ khác trên thế giới đã có bài đăng trên trang của mình khác về chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và mô hình Công viên đã góp phần đưa du lịch Hội An lan tỏa ở quy mô quốc tế. Mặt dù, đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận nhưng thực trạng mô hình vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế và ẩn chứa nhiều vấn đề tồn đọng. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận với những ý kiến của giới chuyên môn và người dân địa phương về việc đề xuất các giải pháp cho chiến lược phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch mới này. Nỗ lực mang hình ảnh du lịch Hội An lan tỏa và phát triển hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng và tầm vóc sẵn có. Chúng tôi xin mạo phép đóng góp các đề xuất sau:

Thứ nhất, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cần đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Các kế hoạch hoạt động cần được nghiên cứu kĩ lưỡng, không ngại trong tiếp nhận các ý kiến xây dựng tích cực. Đồng thời nhìn nhận lại những kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình thời gian trước để có đánh giá hiệu quả nhằm định hướng phát triển tốt hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, tổ chức nghiên cứu và quy hoạch lại các mô hình con, khu chức năng cho phù hợp với mô hình chung của Công viên. Luôn ghi nhớ ý tưởng về văn hóa Hội An là bàn đạp cụ thể cho xây dựng và phát triển của mô hình. Chú trọng yếu tố văn hóa Hội An truyền thống trong quy hoạch mô hình.

Thứ ba, thúc đẩy nhanh chóng hoàn thành các khu chức năng còn dang dở như khu lưu trú; Khu biểu diễn nghệ thuật Con thuyền Ma, Nhà hàng Nón Lá,… để đưa vào khai thác, nhằm hoàn thiện hơn nữa mô hình và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng tại Công viên.

Thứ tư, thường xuyên khảo sát thực tế các ảnh hưởng của công trình đối với môi trường, địa hình tự nhiên của Hội An, tránh các ảnh hưởng xấu bất ngờ không lường trước tác động xấu đến đời sống cư dân bản địa.

Thứ năm, tuyển dụng nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn về hướng dẫn du lịch nhiều hơn nữa để phụ vụ tốt hơn nhu cầu tham quan và nghe thuyết minh của du khách. Hiện tại, điều này còn thiếu ở Công viên, theo khảo sát thực tế của chúng tôi, số lượng nhân viên có kĩ năng kiến thức và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ở đây còn rất ít. Trong chiến lược phát triển lâu dài, vấn đề này nên cần được chú trọng nhiều hơn nữa.

Thứ sáu, nên bổ sung số lượng chuyên gia có kiến thức về văn hóa Hội An. Người Hội An am hiểu lĩnh vực này tham gia vào việc tổ chức và quản lí hoạt động

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 88

của mô hình còn rất ít. Trên thưc tế, sẽ chẳng ai hiểu văn hóa địa phương mình bằng chính người bản địa, đây là điểm đáng được lưu ý. Mô hình Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An nói chung và chương trình biểu diễn thực cảnh Kí ức Hội An nói riêng ghi nhận sự đầu tư rất lớn của tập đoàn đầu tư Gami và Ban cố vấn là những nhân nhân vật gạo cội ở Việt Nam. Tuy nhiên việc thiếu người bản địa trong việc cố vấn xây dựng kịch bản nội dung chương trình là điều hết sức đáng tiếc. Cõ lẽ, đây cũng chính là một trong những yếu tố kiến phần hồn văn hóa Hội An không được truyền tải một cách sâu sắc nhất và lạ lẫm với người bản địa.

Thứ bảy, như đã đề cập ở phần trên, mô hình Công viên còn thiếu sự quy hoạch tôt chức những trò vui chơi giải trí. Hầu như không có trò chơi hoạt động được tổ chức thường nhật phục vụ du khách, điều này là sự thiếu nghiêm trong trong quy hoạch tổ chức hoạt động của nhà đầu tư.

Thứ tám, đẩy mạnh hơn nữa kênh truyền thông trong việc quảng bá hình ảnh và nội dung hoạt động của Công viên cả trong nước và quốc tế. Có kế hoạch cụ thể, thông minh và phù hợp làm cho người địa phương có cái nhìn thiện cảm hơn đối với mô hình là thuận lợi rất lớn trong chiến lược phát triển lâu dài của mô hình Công viên.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 89

KẾT LUẬN

Luận văn được thực hiện nhằm khám phá sản phẩm du lịch kiểu mới ở Hội An thông qua trường hợp Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Mặt khác có những đánh giá về tiềm năng và định hướng chiến lược phát triển sản phẩm ở những giai đoạn dài hạn hơn. Đồng thời thông qua tiếp cận tài liệu và khảo sát thực tiễn để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có được những hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn mối liên hệ hữu cơ giữa di sản văn hóa và phát triển du lịch ở phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Kết quả nghiên cứu của công trình cũng đã làm rõ được thực tế của quá trình phát triển du lịch ở Hội An nói chung và hiệu quả phát triển của Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An trong giai đoạn đầu đưa vào hoạt động.

Về mặt lý luận, luận văn góp phần nhận diện và tiếp cận nghiên cứu và làm rõ thêm tiềm năng về du lịch văn hóa. Đặc biệt là loại hình văn hóa giải trí ở Hội An trực tiếp từ sản phẩm du lịch đêm kiểu mới Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Nghiên cứu đưa ra các thông tin về đặc điểm cũng như cách thức tổ chức hoạt động của mô hình. Thông qua đó có những đóng góp cụ thể vào việc nghiên cứu chiến lược phát triển của mô hình mới này cũng như có những định hướng phù hợp cho các sản phẩm du lịch văn hóa giải trí mới khác sẽ được cho ra đời ở Hội An trong tương lai.

Nội dung Chương 1 của đề tài bước đầu cung cấp những vấn đề lí luận cơ bản làm nền tảng cơ sở cho sự phát triển của Chương 2 và Chương 3. Nghiên cứu đưa ra một số khái niệm cơ sở liên quan đề đề tài; Cung cấp những nội dung về tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch ở thành phố Hội An trong những năm gần đây; Đưa ra những thông tin đã được nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An từ khi dự án triển khai xây dựng đến khi hoàn thành. Kết quả nghiên cứu thu được những thông tin cơ bản và số liệu , tư liệu để làm rõ thực trạng phát triển của du lịch Hội An. Các vấn đề lí luận cơ sở này sẽ là tiền đề và được phát triển cụ thể trong các chương tiếp theo của đề tài.

Nội dung Chương 2 cung cấp những thông tin cụ thể chúng tôi thu nhập được trong quá trình khảo sát thực tế để thực hiện đề tài tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An. Bước đầu đưa ra thông tin khảo tả một cách chi tiết nhất bức tranh toàn cảnh của Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An với những mảnh ghép mô hình cụ thể.

Từ những nội dung lí luận cơ sở ở Chương 1 và sự tiếp cận, tìm hiểu chi tiết đối tượng nghiên cứu ở chương 2. Chương 3 cung cấp những nội dung về thực trạng hoạt động của Công viên, những phản hồi của người dân địa phương và các chuyên

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 90

gia nghiên cứu văn hóa – du lịch. Từ những vấn đề cụ thể đó, chúng tôi đưa ra chiến lược hợp lí, cụ thể trong nâng cao hơn nữa tiềm năng phát triển dài hạn của dự án Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An.

Về mặt thực tiễn, luận văn đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược trong kinh doanh sản phẩm du lịch mới và quảng bá mạnh mẽ hơn văn hóa ở cấp độ địa phương. Việc tiếp cận nghiên cứu các vấn đề từ thực tiễn có giá trị rất hớn trong việc vận dụng thực thế hoạt động. Các đề xuất các giải pháp mang tính thực tế cao, mục đích thiết thực là góp phần nâng cao giá trị sản phẩm du lịch đêm ở Hội An, nhằm đưa ngành du lịch Hội An có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa trong chặng đường phát triển ở tương lai.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Mai An (2014), “Nghiên cứu sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa”, Báo cáo tổng kết đề tài Khóa học và Công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng.

2. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Quản lí Di sản Văn hóa và phát triển du lịch ở đô thi cổ Hội An – Tỉnh Quảng Nam, Hà Nội

3. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Phước Tương (2004), Hội An - Di sản thế giới, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Thích Đại Sán (Dịch: Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, theo bản dịch 1963), Hải Ngoại Kỷ Sự, NXB Khoa học Xã hội,

6. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Thị Tú Trinh (2018): Bài giảng học phần Văn hóa du lịch – Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

8. Thích Phước Sơn (Dịch và chú thích) (1996), Tam Tổ Thực Lục, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

9. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2013), Chùa Việt Nam,

NXB Thế giới.

10. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Lễ lệ - lễ hội Hội An, Hội An.

11. UNESCO Bangkok (2008), IMPACT: Cultural Tourism and Heritage Management in the World Heritage Site of the Ancient Town of Hoi An Vietnam

(Du lịch văn hóa và quản lý di sản văn hóa ở Điểm di sản thế giới Phố cổ Hội An, Việt Nam). UNESCO Bangkok, Bangkok.

12. The National Committee for The International Symposium on The Ancient Town of Hoi An (2006). Ancient Town of Hoian (Phố cổ Hội An). Hanoi: The Gioi Publisher.

13. Phòng Thống kê Thành phố Hội An (1998-2013), Niên giám thống kê (1998- 2013), Tài liệu lưu trữ của Phòng thống kê Thành phố Hội An, Hội An.

14. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2014), Bảng thống kê các di tích chùa ở Hội An (bao gồm các chùa là di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh,Ủy ban Nhân dân thành phố bảo vệ, số liệu tính đến ngày 31/12/2014)

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 92

15. UBND Thị xã Hội An (2006), Quy định Quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích ở Di sản thế giới Hội An, Tài liệu lưu trữ của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, Hội An.

16. UBND Thị xã Hội An (2000), Danh mục di tích Hội An, Hội An.

17. Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Nghề thủ công truyền thống ở Hội An. Hội An.

18. UBND tỉnh Quảng Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội (2011), Du lịch Hội An và Quảng Nam. Báo cáo kết quả điều tra, Hội An.

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội (2011), Du lịch Hội An và Quảng Nam, Báo cáo kết quả điều tra, Hội An.

20. UBND tỉnh Quảng Nam (2018), Theo báo cáo Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch

21. Phòng Văn hóa – Thông tin Hội An (2014), Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hội An.

22. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2014), Người Nhật ở Hội An thế kỉ XVI-XVII.

23. UBND tỉnh Quảng Nam (2018), Theo báo cáoDoanh số phát triểnDu lịch

24. Trang mạng xã hội Facebook chính thức “Công viên Ấn tượng Hội An - Hoi An Impression Theme Park”: https://www.facebook.com/antuonghoian/

25. Bản tin thời sự VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam (24/3/2019), Hãng Reuters đưa tin: "Ký ức Hội An" đang trở thành hiện tượng toàn cầu

26. Bản tin Chương trình Cà phê sáng VTV3 (27/4/2018), Kí ức Hội An – Chương trình thuật chở đầy văn hóa, Hà Nội.

27. Khảo sát thực tế thông tin từ nhân viên bán vé tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An

28. Khảo sát trên kênh mạng xã hội Youtube những Video đăng tải mô hình Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An và Show diễn thực cảnh Kí ức Hội An

29. Reuters (21/03/2019), Amazing “Hoi An Memories” show used as an example to help boost Vietnam’s visitor numbers

https://www.reuters.com/brandfeatures/venture-capital/article?id=92515

30. Báo Người lao động (06/04/2018) https://nld.com.vn/van-nghe/y-kien-trai- chieu-ve-ky-uc-hoi-an-2018040521152903.htm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31. https://nongnghiep.vn/cong-vien-van-hoa-an-tuong-hoi-an-du-an-thuong- mai-khoac-ao-van-hoa-post216696.html

32. https://bizlive.vn/du-an/cong-vien-van-hoa-chu-de-an-tuong-hoi-an-du-an- la-ca-qua-trinh-thao-luan-ky-luong-3445216.html

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 93 33. https://saigonhoa.com/product/dai-phun-nuoc-trang-tri-cong-vien/ 34. http://khoahuyhoang.net/tin-tuc/10-dia-diem-khoa-tinh-yeu-noi-tieng-nhat- the-gioi-danh-cho-cac-cap-doi.html 35. http://trangsuviet.blogspot.com/2014/11/hoa-pham-chau-thuyen-giao-chi-o- hang-o.html 36. https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu- trao-doi/kien-truc-co-cac-hoi-quan-cua-nguoi-hoa-o-hoi-an-quang-nam-735.html 37. https://baomoi.com/cac-chuyen-gia-noi-gi-ve-ky-uc-hoi-an-phien-ban-2- 0/c/26920706.epi 38. https://luanvanaz.com/du-lich-va-san-pham-du-lich.html 39. https://hoidulich.com/ 40. https://www.japanhoppers.com/vi/all_about_japan/leisure/178/

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 94

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho khách du lịch)

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: 2. Giới tính: ( )Nam ( )Nữ 3. Nghề nghiệp: ………. 4. Trình độ học vấn: ……….. 5. Tỉnh (thành phố) sinh sống: ………... Kính chào quý khách!

Chúng tôi là nhóm sinh viên ngành Văn hóa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp về “Sản

phẩm du lịch đêm ở Hội An từ trƣờng hợp Công viên văn hóa Ấn tƣợng Hội An”

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi có một số vấn đề cần tham khảo ý kiến của quý khách, rất mong quý khách có thể dành chút ít thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây, những ý kiến đóng góp của quý khách sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả của đề tài nghiên cứu cũng như sự phát triển sản phẩm du lịch mới ở Hội An.

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý khách!

Câu 1: Quý khách nhận thấy các mô hình biểu tượng của Công viên có thu hút không?

Ο Rất thu hút Ο Thu hút Ο Bình thường Ο Chưa thu hút

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 95

Câu 2: Quý khách có hài lòng về khung giờ hoạt động của Công viên từ 16:45 -

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 92 - 108)