Nghệ thuật là danh từ chỉ hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc... Đó là những hình thái đặc biệt của ý thức xã hội được con người thụ cảm bằng nhiều giác quan khác nhau, trong đó nghệ thuật tạo cảnh tiếp cận con người thông qua "cửa ngõ" thị giác và cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là đường nét, màu sắc, bố trí cảnh quan, kết cấu công trình, kiến trúc,... Nghệ thuật tạo cảnh tạo cảnh thể hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng mà cụ thể là công trình kiến trúc cảnh quan, các sản phẩm điêu khắc, hội hoạ, bày trí công trình, kết cấu mô hình xây dựng bằng nhiều chất liệu hay các hình thức mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng công nghiệp khác. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó nó luôn gắn liền với cuộc sống, phản ánh những hình ảnh đời thường. Với ngôn ngữ giản dị gần gũi của mình, nghệ thuật tạo hình góp phần làm cuộc sống trở nên thú vị hơn, sống động hơn.
Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc cảnh quan đặc biệt là cảnh quan công viên văn hóa nói riêng, nghệ thuật tạo cảnh luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức cảnh quan, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển tổ chức cảnh quan của mọi công trình bao gồm địa hình, mặt nước, cây xanh, kiến trúc công trình và các phẩm nghệ thuật tạo cảnh đặc biệt. Nghệ thuật tạo cảnh với ngôn
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 43
ngữ phong phú của mình sẽ góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm của nghệ thuật tạo cảnh trong không gian văn hóa, giải trí,... Nghệ thuật tạo cảnh không chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí, bố cục không gian mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm của người lao động và công chúng thưởng ngoạn công trình.
Kiến trúc công trình cộng đồng như công viên với những đường nét đặc trưng riêng, trong đó thiết kế cảnh quan, cấu trúc, phân bố các công trình đặc biệt phải gây ấn tượng mạnh nhất và có vai trò quyết định trong việc tổ chức hình thức cũng như thi công xây dựng. Các công trình này thường có kích thước lớn nằm trong một tổng thể không gian địa hình mặt đất lẫn mặt nước (nếu có) để tạo nên vẻ đẹp cuốn hút và ấn tượng trong mắt công chúng.
Tuy nhiên, do không gian kiến trúc công trình có độ mở lớn, diện tích tương đối rộng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thụ hưởng các giá trị nghệ thuật cộng đồng nên việc xây dựng cần có sự nghiên cứu khách quan từ nhiều khía cạnh. Do vậy, nghệ thuật tạo cảnh với ngôn ngữ phong phú của mình đã đem đến một lời giải hợp lý cho bài toán tổ chức không gian cảnh quan này:
+ Nghệ thuật tạo cảnh phải tạo nên điểm nhấn, điểm định hướng không gian cho cảnh quan đồng thời góp phần làm giảm bớt sự đơn điệu trong hình thức trong trường thị giác.
+ Nghệ thuật tạo cảnh kết hợp với bể cảnh hoặc bố trí đan xen hợp lý trong không gian cây xanh với nhiều cao độ địa hình khác nhau sẽ tăng tính sinh động cho không gian cảnh quan, tạo ra môi trường thẩm mỹ chất lượng cao cho người thưởng ngoạn, thụ hưởng các giá trị về văn hóa cũng như vẻ đẹp của tự nhiên.
+ Nghệ thuật tạo cảnh đóng vai trò làm trung gian liên kết các phần của không gian cảnh quan, tạo sự hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố nhân tạo trong môi cảnh.
+ Nghệ thuật tạo cảnh trở thành hình ảnh quảng bá cho công trình nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu lợi lớn cho địa phương.
Với vai trò của mình, nghệ thuật tạo hình đã góp phần không nhỏ trong tổ chức cảnh quan kiến trúc các công trình công viên đặc biệt hơn là công viên chủ đề, công viên văn hóa. Nhiều công trình tạo cảnh trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nó.
Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An toạ lạc gần đường Huyền Trân Công Chúa - phường Cẩm Nam và phường Cẩm Châu - TP. Hội An được thiết kế quy hoạch với tổng diện tích rộng hơn 25.000 m2, bao gồm đảo lớn và các đảo nhỏ, vị trí
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 44
và phong cảnh đẹp. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch mới đối với du khách khi dừng chân ở thành phố nhỏ bé và xinh đẹp này. Các du khách có cơ hội được trải nghiệm một Hội An “thu nhỏ” trong không gian văn hóa, lịch sử thông qua các công trình kiến trúc nghệ thuật, dấu ấn của cảnh quan và đắp mình vào chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng, đẹp mắt và đầy ấn tượng.
Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An được thiết kế gồm 14 khu chức năng, bao gồm các công trình lớn nhỏ phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng ngoạn nghệ thuật diễn ra trong khuôn viên công viên.
14 khu chức năng theo quy hoạch bản đồ công trình gồm: + Đài phun nước - Đài Vọng Cảnh
+ Cổng vào – Dinh trấn Thanh Chiêm + Khu thương điếm
+ Nhà hàng Nón Lá + Khu lưu trú
+ Quảng trường trung tâm
+ Công trình kiến trúc Chùa Việt Nam + Khu biểu diễn Con Thuyền Ma + Làng Trung Quốc
+ Làng Nhật Bản + Cầu tình yêu
+ Khu biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Kí ức Hội An + Dịch vụ chăm sóc khách hàng,…
Theo nghiên cứu khảo sát thực tế của chúng tôi, phần lớn các công trình đã được hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động để đón khách du lịch đến tham quan. Bên cạnh đó, để phục vụ tốt cho việc khai thác hoạt động, có khoảng 3 công trình quy mô đang được tiếp tục xây dựng đó là Khu lưu trú dành cho khách ở lại nghỉ dưỡng trong khuôn viên công viên; Khu vực biểu diễn con thuyền ma và nhà hàng Nón Lá,…
Nhìn chung phần lớn các công trình kiến trúc cảnh quan được xây dựng ở công viên có những công trình được đầu tư khá bài bản. Công trình được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu kĩ lưỡng, có cảm hứng về ý tướng khá rõ ràng, mô phỏng lại các không gian văn hóa có mang màu sắc và dấu ấn đặc biệt.
Vì đặc trưng công trình là công viên chủ đề lấy văn hóa Hội An làm bệ phóng cho các ý tưởng sáng tạo nên trong xây dựng, bày trí và thể hiện nghệ thuật tạo cảnh, có những công trình được mô phỏng lại thông qua mô hình biểu tượng nhỏ hơn từ một di tích, địa đểm có thật trong lịch sử văn hóa cũng như trong đời
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 45
sống xã hội hiện tại ở Hội An. Để xây dựng các mô hình biểu tượng thu nhỏ này đòi hỏi sự tìm tòi, đầu tư nghiên cứu tích cực, nghiên túc và phải thẫm thấu được yếu tố cơ bản của đặc điểm kiến trúc công trình, để làm sao cho tác phẩm dù là mô phỏng lại cũng không bị mất đi phần hồn, mặt khác phải phản ánh trung thực được giá trị văn hóa – lịch sử của di tích ở đời sống thực. Thông qua đó, khi đón nhận khách du lịch đến thăm quan, những du khách đã được tham quan ở phố cổ sẽ thấy được điều gì đó quen thuộc, gần gũi mình đã từng ghé qua, thấy được một Hội An thu nhỏ bên lòng thành phố mang linh hồn và màu sắc rất đặc biệt. Và với những du khách đến Hội An mà lại không có cơ hội tham quan ở đây dài ngày để khám phá được nhiều địa điểm thì vẫn có được cái nhìn tổng thể bao quát, thu nhận trong mình một dấu ấn nhỏ của Hội An đầy quyến rũ và xinh đẹp này.
Thực hiện nhiều chuyến khảo sát thực tế đến đối tượng nghiên cứu Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An, chúng tôi đã tiếp cận, tìm hiểu và khảo tả được các công trình lớn đảm nhiệm những chức năng riêng trong mô hình Công viên. Các công trình nhìn chung có tính liên kết cao, tạo nên ý nghĩa thông nhất là mô phỏng, tái hiện lại một Hội An thu nhỏ, cảng thị một thời hưng thịnh thế kỉ XVI – XVII. Với mong muốn đem đến du khách những cảm nhận chân thực và sinh động nhất về các đặc trưng lịch sử - văn hóa của vùng đất và con người Hội An hồn hậu nhưng chứa đầy nét quyến rũ, trầm mặc.
Từ những trải nghiệm, thông tin và hình ảnh thu thập được trong chuyến đi thực tế đến Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Chúng tôi có những khảo tả bước đầu dựa trên nễn tảng kiến thức đã có được:
Mô hình Đài phun nƣớc
Du khách đến thăm quan công viên từ phía ngoài vào đập vào mắt đầu tiên là hình ảnh công trình Đài vọng cảnh – Đài phun nƣớc. Mô hình được xây dựng từ
những ngày đầu tiên công viên hoạt động được thiết kế lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam với những đường nét uyển chuyển mền mại, một điểm nhấn tạo nên Ấn tượng Hội An trong lòng du khách.
Đài phun nước là một yếu tố nước động rất thường được đặt trong cảnh quan công viên. Nó giống như tường nước được đặt nơi trung tâm dễ thu hút ánh nhìn, vị trí mà mọi người có thể thấy vẻ đẹp của đài phun nước từ mọi hướng. Đài phun nước đưa nước lên cao rồi rơi xuống hồ tạo ra tiếng nước róc rách làm khoáy động không gian tĩnh trong cảnh quan. Mặt khác, nó còn giúp làm mát không khí, gợi cảm giác bớt oi ả hơn cho những ngày nắng nóng [33].
Đài vọng cảnh này đã gây sự chú ý với du khách đặt chân đến công viên từ những ngày đầu bởi sự độc đáo của công trình. Mô hình được thiết kế hệ thống ánh
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 46
sáng màu sắc thay đổi liên tục, gây kích thích về mặt thị giác cho người xem. Những du khách được may mắn đặt chân lên phần vọng cảnh cao 16,5m so với mặt đất được ngắm nhìn góc nhỏ Hội An về đêm thì quả là một trải nghiệm khó quên được.
Vào giai đoạn sau, được sự tham mưu của các cơ quan về lĩnh vực quản lí xấy dựng và văn hóa thành phố Hội An, mô hình đài phun nước này buộc phải tháo gỡ do vượt ngưỡng về giới hạn độ cao công trình theo công văn của thành phố. Hiện nay, khi đến tham quan công viên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng từ phía trước mô hình đài phun nước nhưng không có kết cấu giống với mô hình ban đầu, đơn giản hơn và có độ cao thấp hơn, tuy nhiên nhìn chup mô hình thiết kế tỉ mỉ gây được ấn tượng đẹp với du khách khi đặt chân đến tham quan.
Cổng vào – Dinh Trấn Thanh Chiêm
Công trình thiết kế độc đáo thứ hai ở phía ngoài cũng là mô hình cổng vào của Công viên gắn dòng chữ “Ấn tượng Hội An” là công trình xây dựng theo mô hình di tích Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm, nơi đánh dấu sự phát triển của
Đàng Trong từ triều đại của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Dinh trấn Thanh Chiêm là di tích hiện thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo sử sách ghi lại, năm 1602, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho dựng Dinh trấn Quảng Nam ở Thanh Chiêm - mở đầu sự phát triển thịnh vượng của Xứ Đàng Trong.
Trong suốt hai thế kỷ XVII - XVIII, vì nhận định “đây là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”, Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò, vị trí đặc biệt, được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị - quân sự - kinh tế và văn hóa sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn, là nơi các vị hoàng tử “tập dượt” cách trị vì đất nước trước khi kế nhiệm ngôi Chúa.
Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, bên bờ Sài Thị Giang (nay là sông Thu Bồn) và gần cửa Đại Chiêm (Cửa Đại), cách Tourane - Cửa Hàn không xa, qua hơn 200 năm tồn tại (1602 - 1832), Dinh trấn Thanh Chiêm đã khẳng định được “sứ mệnh” lịch sử quan trọng. Không ít nhà buôn, giáo sĩ phương Tây thời ấy đã gọi đây là “nước Quảng Nam”. Với vai trò, vừa là “hậu cứ” vững chắc để các Chúa Nguyễn đối phó với Đàng Ngoài và các thế lực thù địch, vừa làm “bàn đạp” để nhà Nguyễn hoàn thành công cuộc Nam tiến.
Đặc biệt, trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, từ năm 1615, Dinh trấn Thanh Chiêm đã có “cơ duyên” để các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ. Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời của “trường dạy” chữ Quốc ngữ đầu tiên tại Thanh Chiêm cũng như sự “cộng tác” đắc lực của người
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 47
dân Thanh Chiêm và tiếng nói của người Quảng Nam trong quá trình ký âm mẫu tự La tinh thành tiếng Việt...
Mô hình Dinh Trấn Thanh Chiêm được xây dựng mô phỏng bằng dãy tường thành cao khoảng 10 mét và trải dài hơn 30 mét. Phần chính diện trung tâm được thiết kế 2 lớp mái cong, phía trên có trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai cây cờ được cắm cân xứng hai bên, nhìn tổng thể phần trung tâm tuy đơn giản nhưng tạo cảm giác uy quyền và hoành tráng cho người xem. Trước Dinh Trấn có bày trí 8 trụ lớn, chia thành hai bên mỗi bên 4 trụ nhìn từ trung tâm. Trụ cao tầm 8 mét, trên thân được chạm nổi hình con rồng màu vàng uốn lượn vòng tròn theo suốt chiều cao của trụ. Vào buổi tối, kết hợp màu sắc ánh đèn và không gian kiến trúc Dinh Trấn, du khách sẽ không khỏi trầm trồ bởi nét độc đáo ấn tượng mà công trình tạo dựng nên.
Khách du lịch tới công viên sẽ bước qua cổng thành để đi vào không gian lịch sử từ thời Chúa Tiên mở cõi, xây dựng nên một Hội An thuộc xứ Đàng Trong phồn thịnh
Mô hình Khu thƣơng điếm
Khu thƣơng điếm được xây dựng mô phỏng thương cảng Hội An là cửa ngõ
giao thương quốc tế sầm uất nhất thế kỷ XVI - XVII. Vào thời kỳ trên, Đại Việt có 4 thành phố buôn bán lớn với người nước ngoài là Kẻ Chợ, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Tourane (Đà Nẵng), Faifo (Hội An) ở Đàng Trong. Trong bốn địa điểm ấy, Hội An nằm trên “con đường tơ lụa”, là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất và được các thương nhân Tây phương ca tụng như là một đầu mối giao thông, thương mại bằng đường biển quan trọng nhất của xứ Đàng Trong.
Từ thế kỷ XVI, Hội An là nơi lui tới buôn bán của nhiều người nước ngoài, đáng kể là người Hoa, người Nhật và người Bồ Đào Nha. Thương cảng này, với tên gọi là Faifo đã được cha cố De Faria biết đến vào năm 1576 và khẳng định sự hiện diện của mình qua hồi ký của Christoforo Borri viết vào năm 1618: “Thành phố ấy gọi là Faifo, lớn đến nỗi mà người ta tưởng có đến hai thành phố, một là của người Trung Hoa, thứ đến là của người Nhật Bản”.
Trong thời kỳ hình thành và hưng thịnh, Hội An là nơi đến và định cư của nhiều thương nhân nước ngoài. Người Trung Hoa được nhà Minh mở cửa cho vượt biển đi buôn bán với nước ngoài kể từ năm 1567, họ đã đến Hội An giao dịch, một số lấy vợ người Việt và định cư tại đó, lập nên một tập thể đồng hương, sống quy tụ ở khu vực đầm Trà Nhiêu, Cẩm Hà và Cẩm Phô. Đặc biệt, họ lập nên một khu phố mang bản sắc riêng, thường được gọi là khu phố Khách.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 48