Giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 28 - 32)

Những phát hiện mới của các nhà khoa học đã cho thấy jatropha có tiềm lực giá trị to lớn, được đánh giá cao trên nhiều lĩnh vực.

* Về kinh tế, xã hội

Giá trị quan trọng nhất từ jatropha là lấy hạt tách dầu để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.

Hạt jatropha có hàm lượng dầu trên 30%, từ hạt ép ra dầu thơ. Chuyển hóa dầu thơ được diesel sinh học và glixerol. Diesel sinh học có thể được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải dầu, hướng dương, đậu tương, dầu cọ, mỡ động vật…Tuy nhiên, các nghiên cứu về dầu jatropha cho thấy, diesel sinh học từ dầu jatropha phát sinh khí thải ít hơn rất nhiều so với nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bụi trong khí thải được giảm một nửa. Diesel sinh học từ dầu jatropha rất thân thiện với mơi trường vì dầu gần như khơng chứa lưu huỳnh, khơng độc và có thể dễ dàng phân hủy bằng sinh học. Bên cạnh đó, giá thành để sản xuất biodiesel từ jatropha là tương đối thấp.

Mặt khác, hạt jatropha sau khi ép dầu sẽ thu được 30% sản phẩm dầu thô và 70% khô dầu với hàm lượng protein khoảng 30%. Bã khơ dầu có hàm lượng N: 4,14-4,78%, P2O5: 0,5-0,66% được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt để bón cho các loại cây trồng, nhất là cho vùng sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp sạch, vừa góp phần sản xuất sản phẩm sạch, vừa nâng cao độ phì của đất.

Tuy nhiên, trong thành phần hạt jatropha có độc tố curcin, có thể gây tử vong cho người và gây hại cho vật nuôi. Khi khử hết độc tố, bã khô dầu jatropha trở thành một loại thức ăn giàu đạm cho các loại gia súc, gia cầm. Đây sẽ là nguồn thức ăn chăn ni q, góp phần giải quyết nhu cầu thức ăn cơng nghiệp.

Ngồi ra, jatropha có thể trồng được ở các vùng miền núi hẻo lánh trên đất dốc với diện tích lớn. Điều này sẽ tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập khả quan cho đồng bào các dân tộc.

* Về môi trường

Jatropha là loại cây lâu năm với tuổi thọ 50 năm, có khả năng phủ đất cực kỳ tốt, sinh trưởng và phát triển được ở hầu hết các loại đất xấu, khô cằn, đất dốc, đất trơ sỏi đá. Vì vậy, việc trồng cây jatropha trên các vùng đất dốc sẽ tạo ra thảm thực bì dày đặc chống xói mịn, chống cháy, nâng cao độ phì của đất. Do đó, jatropha được coi là cây có thể "lấp đầy" lỗ hổng sinh thái ở các vùng sinh thái xung yếu miền núi. Không những vậy, jatropha cịn có thể trồng ở các vùng đất sa mạc, bãi thải khai thác khống sản, góp phần phục hồi hệ sinh thái cho các vùng này.

* Làm thuốc

Nhiều bộ phận của cây jatropha có thể chữa bệnh như lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ trị tiêu viêm, cầm máu, trị ngứa; dầu của hạt có tác dụng nhuận tràng; dịch nhựa trắng tiết ra từ vết thương của cành có thể trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa trị bệnh trĩ và mụn cơm; nước sắc từ lá dùng để chữa trị bệnh phong thấp, đau răng…Nhựa mủ cây dầu jatropha được dùng ngoài để trị vết thương, cầm máu, bỏng, bệnh ngoài da; dịch ép lá bơi ngồi chữa trĩ; dầu hạt trị bệnh da, thấp khớp, đau dây thần kinh hông, liệt…

Tuy nhiên phải lưu ý rằng, trong cây jatropha có nhiều thành phần độc tố, nhất là curcin trong hạt. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của jatropha trong lĩnh vực này.

1.2.2. Tình hình phát triển Jatropha

a. Thế giới

Hiện nay rất nhiều nước đang đầu tư cho việc trồng cây jatropha. Mianma là nước phát triển trồng jatropha với tốc độ nhanh. Đến 2006, diện tích trồng jatropha ở Mianma đã đạt 800.000 ha.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc cũng đẩy mạnh phát triển loại cây này chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây,

Quảng Đông và Đảo Hải Nam. Trong đó, riêng Quảng Tây đến cuối năm 2007 đã trồng được 15 nghìn ha, dự kiến tăng khoảng 10 vạn ha trong vài năm tới.

Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch liên doanh giữa Công ty D1 OILS của Anh với công ty Chinese Chua Technology Company Ltd để đầu tư trồng 2 triệu ha và xây dựng các nhà máy chế biến biodiesel cho thị trường Trung Quốc.

Liên doanh Lào - Italia đã triển khai trồng 100.000 ha jatropha ở tỉnh Bolikhamsay.

Ấn Độ, Indonesia cũng đã quyết định đầu tư trồng 10 triệu ha jatropha.

b. Việt Nam [25]

Với thành công trong việc chiết xuất dầu từ hạt jatropha đạt tỷ lệ 35 - 40%, cơng trình nghiên cứu của Thái Xn Du, Trưởng phịng Cơng nghệ Tế bào thực vật - Viện Sinh học nhiệt đới đã có thể mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành trồng thử nghiệm jatropha tại tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy: điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta phù hợp với sự phát triển cây jatropha, với ưu điểm sinh trưởng nhanh, và bắt đầu cho ra quả sau khi trồng từ 6 - 12 tháng. Hàm lượng dầu của hạt dầu jatropha khoảng 35 - 40% nên năng suất cho dầu của cây rất cao, từ 2.500-3.000 lít dầu/ha/năm.

Hiện nay, một số doanh nghiệp ở nước ta cũng đang quan tâm vào lĩnh vực này. Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) triển khai dự án trồng khoảng 500 ha cây jatropha trên địa bàn tỉnh Bình Định và đã được UBND tỉnh chấp thuận triển khai dự án. Công ty Cổ phần Sài Gòn cũng đã triển khai trồng 5000 ha jatropha ở Kontum.

Trong điều kiện nước ta, jatropha chủ yếu được phát triển theo hai hướng. Thứ nhất là sản xuất theo hướng sinh thái với mục đích chủ yếu để

bảo vệ mơi trường như trồng ở vùng rừng phịng hộ đầu nguồn, đất bãi thải khoáng sản để phục hồi sinh thái và trồng làm đường băng cản lửa để bảo vệ rừng, trồng làm dải cây xanh ven đường bộ, đường xe lửa… Thứ hai là trồng với lượng lớn để đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến biodiesel và các sản phẩm khác thông qua hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra hiệu ứng tổng hợp về kinh tế xã hội và môi trường với chuỗi giá trị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và chấn hưng nền kinh tế miền núi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)