KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 89 - 91)

- Các lĩnh vực ứng dụng khác

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tổng hợp nhiên liệu biodiesel từ dầu chiết tách từ hạt Jatropha sử dụng xúc tác Al-MCM-41, chúng tôi thu được các kết quả sau:

1. Đã tổng hợp thành công xúc tác MCM-41, Al-MCM-41 và khảo sát đặc

trưng của vật liệu bằng các phương pháp hóa lý hiện đại: XRD, SEM, TEM, BET, NH3-TPD.

2. Đã khảo sát và giải thích ảnh hưởng của các yếu tố thực nghiệm: nhiệt

độ phản ứng và thời gian phản ứng đến quá trình tạo biodiesel trên xúc tác Al-MCM-41 (Si/Al=8). Độ chuyển hóa của dầu đạt 83% ở điều

kiện: 700C, tỷ lệ mol giữa metanol và dầu Jatropha là 12/1, thời gian

phản ứng 5h, xúc tác chiếm 1,6% khối lượng. Từ đó cho phép định hướng kết hợp giữa các điều kiện thực nghiệm để thu được sản phẩm mong muốn với hiệu suất cao.

3. Đã khảo sát phản ứng trao đổi este từ dầu Jatropha sử dụng các xúc tác

Al-MCM-41 có tỉ lệ Si/Al khác nhau. Chất xúc tác Al-MCM-41 (Si/Al=8) có lực axit mạnh, đủ khả năng xúc tác cho phản ứng chuyển hóa JO thành biodiesel. Xúc tác có mao quản trung bình, có sự phân bố Al trong cấu trúc vật liệu MCM-41, đảm bảo tạo xúc tác cho độ chọn lọc sản phẩm cao. Xúc tác Al-MCM-41 với tỷ lệ Si/Al = 8 có hoạt tính tương đối mạnh trong phản ứng tạo biodiesel từ dầu Jatropha và metanol.

4. Bằng phương pháp IR đã chứng minh sự hình thành sản phẩm

metyleste trong quá trình phản ứng giữa dầu Jatropha và metanol. Phương pháp GC-MS đã xác nhận thành phần và hàm lượng các

metyleste trong sản phẩm biodiesel.

5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật của JOME cho thấy các đặc tính

như nhiệt trị, độ nhớt, chỉ số cetan, tỉ trọng, điểm sương, chỉ số axit đạt giá trị gần với giá trị của diesel khoáng theo TCVN và ASTM.

* KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả đạt được khi nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ dầu Jatropha sử dụng xúc tác Al-MCM-41, đề tài có thể phát triển theo hướng:

- Tổng hợp Al-MCM-41 bằng phương pháp gián tiếp.

- Mở rộng nghiên cứu ứng dụng xúc tác trên các nguồn nguyên liệu tự nhiên khác như tảo biển, mỡ cá và các loại dầu thực vật khác.

- Khảo sát, đánh giá tính năng của nhiên liệu biodiesel tổng hợp được trên động cơ diesel thực tế để tìm ra tỉ lệ pha trộn phù hợp cho từng loại động cơ diesel.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 89 - 91)