Tiềm năng phát triển jatropha tạo nguồn nguyên liệu sản xuất diesel sinh học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 32 - 34)

diesel sinh học ở Việt Nam

Cây jatropha là một cây trồng rất dễ tính, có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở hầu hết các nước nhiệt đới, á nhiệt đới trong phạm vi vĩ độ 280N - 300S, ở độ cao từ 7 - 1600m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân năm

từ 11 – 280C, lượng mưa/năm từ 520 - 2000mm, chịu được đất sỏi sạn, đất

cằn cỗi, độ dốc tới 30 - 400, chịu hạn, chịu đất xấu. Như vậy, đối chiếu với yêu cầu sinh lý của cây jatropha về nhiệt độ, lượng mưa thì khắp các vùng sinh thái của nước ta đều được coi là rất thích hợp để phát triển trồng cây jatropha, kể cả các vùng núi cao ở miền Bắc, miền Trung.

Trong khi đó ở các vùng miền này, nguồn lao động tại chỗ tương đối dồi dào thoả mãn nhu cầu lao động để trồng cây jatropha ở bất kể quy mô nào. Mặt khác, vốn để đầu tư trồng jatropha không cao chỉ khoảng 03 triệu đồng/ha với 3000 cây trong năm trồng đầu tiên và các năm sau không phải đầu tư thêm.

Điều quan trọng hơn cả là thị trường tiêu thụ diesel sinh học. Trước thực tế nguồn cung cấp diesel truyền thống đang dần cạn kiệt thì khả năng tiêu thụ diesel sinh học trong tương lai là không đáng lo ngại. Bởi lẽ, diesel sinh học với nhiều ưu điểm có đủ khả năng thay thế một phần đáng kể diesel

truyền thống. Do đó, nhu cầu về diesel là lâu dài và bền vững.

Chính vì vậy, đầu tư phát triển cây jatropha ở Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất biodiesel là hướng đi cần thiềt và có tính khả thi.

1.3. VẬT LIỆU MAO QUẢN TRUNG BÌNH

1.3.1. Giới thiệu về vật liệu mao quản trung bình [13], [19], [22]

Xúc tác có vị trí hết sức quan trọng, khơng thể thiếu trong ngành cơng nghiệp hóa học. Khác với những xúc tác đồng thể (thường là axit, bazơ), xúc tác dị thể không gây ơ nhiễm mơi trường và có thể tái sinh, sản phẩm được tách loại dễ dàng. Trong đó, xúc tác zeolit chiếm vị trí then chốt trong nhiều thập niên qua và cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, do hạn chế về kích thước mao quản làm cho zeolit khơng thuận lợi trong việc chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn.

Sự phát minh ra loại vật liệu MQTB họ M41S với những ưu điểm của nó đã giúp cho xúc tác dị thể mở ra một hướng phát triển mới.

Nhờ ưu điểm có diện tích bề mặt lớn khoảng 1000 m2/g, hệ mao

quản đồng đều và độ trật tự cao, vật liệu MQTB được dùng làm chất mang kim loại cũng như oxit kim loại lên bề mặt của chúng để thực hiện phản ứng xúc tác theo mong muốn. Ví dụ: Pd-MCM-41 thể hiện tính chất xúc tác chọn lọc hóa học trong nhiều phản ứng hidro hóa như chuyển xiclohexen thành xiclohexan.

Ngày nay, người ta có thể phân tán các hạt siêu mịn kích thước nano, đặc biệt là nano kim loại, oxit kim loại q hiếm có hoạt tính xúc tác cao lên bề mặt của vật liệu MQTB để làm tăng tính chọn lọc, khiến cho giá thành sản phẩm giảm đáng kể.

1.3.2. Phân loại vật liệu MQTB [13], [19], [22]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)