Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (Power X-ray Diffraction – XRD) [12], [40], [41], [42]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 50 - 51)

- Các lĩnh vực ứng dụng khác

b. Tổng hợp vật liệu Al-MCM-

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (Power X-ray Diffraction – XRD) [12], [40], [41], [42]

XRD) [12], [40], [41], [42]

Phương pháp nhiễu xạ tia X cung cấp trực tiếp những thông tin về cấu trúc lỗ xốp của vật liệu. Xét hai mặt phẳng song song i và ii có khoảng cách d. Chiếu chùm tia Rơnghen tạo với các mặt phẳng trên một góc θ. Để các tia phản xạ có thể giao thoa thì hiệu quang trình của hai tia 11’ và 22’ phải bằng số nguyên lần bước sóng 

AB + AC = n hay 2dsinθ = n (2.3)

Đó là phương trình Bragg. Như đã đề cập ở phần trên, do vật liệu xốp mao quản trung bình có cấu trúc thành lỗ ở dạng vơ định hình nên kết

quả nhiễu xạ tia X ở góc lớn không cho thông tin về cấu trúc vật liệu. Trong giản đồ nhiễu xạ tia X của loại vật liệu này chỉ xuất hiện những pic

ở góc 2θ nhỏ (thường dưới 7o), và những pic này phản ánh mức độ tuần

hoàn của các lỗ xốp.

Từ giản đồ nhiễu xạ tia X, ta có thể thu được một số thông tin quan trọng như: mức độ trật tự của các lỗ xốp, giá trị khoảng cách giữa các mặt phẳng song song (cùng chỉ số miller) từ đó suy ra giá trị khoảng cách giữa hai tâm mao quản liền nhau. Dựa vào giá trị khoảng cách giữa hai tâm mao quản liền kề với dữ liệu đường kính mao quản thu được từ phương pháp hấp phụ nitơ, ta có thể tính được độ dày của thành mao quản.

Thực nghiệm

Giản đồ XRD của mẫu nghiên cứu được ghi trên máy D8-Advance- Bruker với tia phát xạ CuKα có bước sóng =1,5406 Å, công suất 40KV, 40 mA.

Mẫu được đo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)