Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 77 - 78)

- Các lĩnh vực ứng dụng khác

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐẶC TRƯNG CÁC VẬT LIỆU XÚC TÁC

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Đối với xúc tác dị thể thì thời gian hoạt động của xúc tác sẽ có ảnh

hưởng rất lớn đến q trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này, chúng tôi tiến hành khảo sát phản ứng ở các điều kiện:

- Nhiệt độ phản ứng: 700C.

- Tốc độ khuấy: 500 vòng/phút.

- Tỉ lệ xúc tác/dầu: 1,6%.

- Tỉ lệ mol metanol/dầu: 12/1.

- Thời gian phản ứng: thay đổi từ 2 – 7 giờ.

Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến thể tích glixerol

Kí hiệu mẫu Thời gian Phản ứng (giờ) Vglixerol tách ra (ml)

M7 2 2,5 M8 3 2,8 M9 4 3,1 M4 5 3,2 M10 6 3,0 M11 7 2,7

Từ kết quả thể tích glixerol tách ra, ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hóa của dầu Jatropha được thể hiện trên hình 3.11.

Hình 3.11. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hóa dầu Jatropha

Qua kết quả khảo sát được thể hiện trên đồ thị hình 3.11, ta nhận thấy, trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ thì độ chuyển hóa tăng nhanh. Điều này được giải thích là do thời gian phản ứng kéo dài giúp cho sự tiếp xúc giữa các chất phản ứng tăng lên nên độ chuyển hóa dầu Jatropha tăng. Trong khoảng thời gian phản ứng từ 5 giờ trở lên thì độ chuyển hóa khơng những khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm nhẹ. Điều này có thể là do khi thời gian phản ứng kéo dài xúc tác đã dần dần mất hoạt tính và cịn xảy ra phản ứng este hóa chéo giữa glixerol và các metyl este. Như vậy thời gian tối ưu của phản ứng là 5 giờ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU JATROPHA VÀ METANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC MCM-41 BIẾN TÍNH (Trang 77 - 78)