NGHỆ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC GIẢI PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT Ở NHIỆM VỤ NÀY
2.1. Về giống
Với các loại rau ăn quả đặc biệt là các loại rau có diện tích sản xuất hàng hoá lớn, giá trị kinh tế cao đặc biệt có nhu cầu tiêu thụ lớn phục vụ không những cho tiêu dùng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao, là các loại rau chủ lực quan trọng trên cả thế giới và Việt Nam như cà chua, dưa chuột, ớt cay chủ yếu sử dụng giống lai F1 do các công ty giống nước ngoài sản xuất và phân phối, một lượng nhỏ do các viện, trường, công ty giống trong nước nghiên cứu, sản xuất.
Hiện nay trên thị trường hạt giống rau trong nước hoạt động rất sôi nổi, được bán phổ biến, mỗi chủng loại cùng tồn tại rất nhiều giống, tên giống mới xuất hiện hàng năm, nhiều công ty cung cấp giống, các doanh nghiệp lớn và đơn vị cá nhân nhỏ lẻ cung cấp giống. Do vậy, người dân rất khó lựa chọn được giống tốt, giống phù hợp với điều kiện sinh thái đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng gay gắt như nắng nóng, mưa nhiều, sâu bệnh gây hại nặng. Do vậy, cần có khuyến cáo, hướng dẫn người dân lựa chọn giống phù hợp với từng mùa vụ, từng địa phương.
2.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác
Hiện nay có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công, có tác dụng tốt trong sản xuất và giúp ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, khả năng áp dụng và nhân rộng các TBKT này còn hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn sản xuất một phần do người dân chưa đủ tiềm lực kinh tế để ứng dụng TBKT mà chỉ dừng lại ở dạng mô hình khi có dự án hoặc khi được hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức.
Một phần người dân có thể áp dụng TBKT nhưng không biết tìm mua ở đâu hoặc không có đơn vị chuyển giao nên áp dụng chưa đúng dẫn đến hiệu quả áp dụng chưa cao. Một số sản phẩm khoa học công nghệ được đánh giá khá tốt, tuy nhiên không được phát triển, ứng dụng ngoài sản xuất mà chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, thử nghiệm do thiếu sự liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu và đơn vị sản xuất kinh doanh. Do vậy rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp cung ứng phân phối sản phẩm, đơn vị chuyển giao, các trung tâm khuyến nông để đưa TBKT được áp dụng trong sản xuất.
Một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả tốt trong việc ứng phó với BĐKH, tuy nhiên chi phí còn cao, không phổ biến nên cũng có nhiều hạn chế trong việc mở rộng phát triển mà chỉ dành cho những người có đủ tiềm lực về tài chính như việc sản xuất rau theo công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Hơn nữa hiện nay khi BĐKH ngày càng khốc liệt thì chính việc sử dụng nhà kính nhà màng cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính, tăng phát thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường, gây hiện tượng lũ lụt nếu sử dụng với quy mô quá lớn (Hiện tượng đang xảy ra ở vùng chuyên canh rau Đà Lạt, Lâm Đồng) lại là tác nhân làm gia tăng BĐKH.
Trong thực tế nhiều vùng sử dụng phân bón không cân đối, dùng nhiều phân vô cơ, ít sử dụng phân hữu cơ, phân bón vi sinh, do vậy việc cải tạo đất chưa được quan tâm, dẫn đến đất bị chai cứng, bạc màu và phèn hóa,…
Về áp dụng kỹ thuật tưới tiến tiến, tiết kiệm như: Tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt còn hạn chế do chi phí đầu tư lớn. Hiện nhiều nơi chủ yếu áp dụng kỹ thuật tưới rãnh, tưới tràn gây lãng phí nguồn nước.
Sử dụng thuốc BVTV còn chưa tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt về việc lựa chọn đúng thuốc và phun đúng thời điểm của người sản xuất nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh chưa cao. Số lần sử dụng thuốc BVTV nhiều gây lãng phí và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn VSTP.
Bên cạnh đó, sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ vẫn còn bị lạm dụng tại nhiều vùng sản xuất rau, do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường canh tác, đặc biệt đối với các cây rau ngắn ngày.
Các quy trình kỹ thuật canh tác của các loại rau mới chỉ là quy trình canh tác cơ bản hoặc quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chưa có hướng dẫn ứng phó với BĐKH. Do vậy, cần có sự đánh giá kết quả áp dụng các quy trình kỹ thuật từ thực tiễn sản xuất, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất và kết quả các mô hình có hiệu quả trong sản xuất ứng phó với BĐKH để xây dựng tài liệu hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác cho cây rau ăn quả, thích ứng với BĐKH trong giai đoạn hiện nay.