Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trong mô hình

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 53 - 57)

- Kỹ thuật thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA)

4.2. Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trong mô hình

thành từ nhiều hộ cá thể, liên kết với nhau thành vùng sản xuất lớn. Tại các mô hình đều thành lập các HTX nông nghiệp để liên kết sản xuất hàng hóa, liên kết với các doanh nghiệp khác, cùng nhau tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tại tỉnh Hà Tĩnh, Hoà Bình... các hộ nông dân liên kết với nhau trong cùng một tổ chức tập thể (HTX, tổ/nhóm, hội/hiệp hội…) và thực hiện một số hoạt động chung như: Sản xuất, sơ chế/chế biến và thương mại sản phẩm tuân thủ quy trình kĩ thuật và quy định tập thể; Tham gia tập huấn kĩ thuật; Cung cấp giống để đảm bảo chất lượng cho tất cả các thành viên; Thương mại sản phẩm được tổ chức chung. Đã thiết lập được 3 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm áp dụng cho rau màu (bí xanh, dưa chuột, rau ăn lá).

Các mô hình ở các địa phương khác cũng đang xây dựng các mối liên kết đa chiều, từ liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau, liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, giống, các doanh nghiệp bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...

4.2. Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trong mô hình mô hình

4.2.1. Ưu điểm

Các mô hình cơ bản đã triển khai đúng và đủ đối với yêu cầu, mục tiêu và kế hoạch mà dự án đề ra (về cả diện tích và kỹ thuật canh tác).

Áp dụng khá tốt quy trình ICM trên cây rau cụ thể :

Lựa chọn giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng giống chống chịu với điều kiện bất thuận và giống chống chịu sâu bệnh, thích ứng với BĐKH.

Đã sử dụng cây giống thông qua giai đoạn vườn ươm, một số tỉnh sử dụng gieo cây giống (ớt, cải bắp, cà chua, dưa chuột, dưa lưới…) trên khay bầu giá thể giúp tiết kiệm hạt giống, chất lượng cây giống tốt, khoẻ và sạch bệnh hơn, cây sinh trưởng phát triển tốt hơn hạn chế sâu bệnh hại và rút ngắn thời gian từ trồng đến thu hoạch.

Thời vụ: Một số mô hình đã hướng dẫn kỹ thuật để sản xuất rau thích ứng với BĐKH để sản xuất các loại rau trái vụ giúp tăng hiệu quả sản xuất tránh hiện tượng thừa sản phẩm ở chính vụ, giá rẻ, hiệu quả sản xuất thấp.

Đã hiểu và nắm được cách sử dụng phân bón hiệu quả hơn. Sử dụng các loại phân bón có chất lượng, trong Danh mục được phép sử dụng; bón phân cân đối, tăng sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ (phân chuồng và phân vi sinh). Bón đúng và đủ phân theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng thời kỳ sinh trưởng, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số nông dân tại một số mô hình đã biết cách sử dụng và bổ sung các loại phân bón trung, vi lượng cần thiết cho cây ở từng giai đoạn cụ thể giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng tốt hơn.

Đã từng bước thực hiện và áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên đã kiểm soát tốt các đối tượng dịch hại. Do đó, giảm được số lần phun thuốc so với đại trà. Nông dân đã nâng cao được kiến thức về sử dụng thuốc BVTV. Từng bước hiểu và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng. Biết cách nhận biết các loại thuốc BVTV an toàn và hiệu quả hơn. Không phun thuốc quá tràn lan, không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Đã có sự hiểu biết về thuốc BVTV nguồn gốc hữu cơ và sinh học.

Một số loại rau tại một số mô hình đã sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác giúp hạn chế cỏ dại, sự bốc hơi nước, phân bón và giảm một phần lớn công lao động trong xới xáo làm cỏ, tưới nước.

Đa số các mô hình đã ứng dụng phương pháp tưới phù hợp, sử dụng nước tưới một cách hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên nước, một số mô hình ứng

dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước phù hợp với từng đối tượng rau giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, tiết kiệm phân bón, hiệu quả mô hình tăng rõ rệt và tạo được hình ảnh nền canh tác nông nghiệp hiện đại.

Một số mô hình tại một số tỉnh đã biết cách xử lý các nguồn phế thải đúng cách, đặc biệt sử dụng các loại phế phụ phẩm ủ thành phân chuồng cung cấp nguồn chất dinh dưỡng trở lại cho đất, giúp cải tạo đất và môi trường xung quanh.

Đa số các mô hình đã được hỗ trợ để cơ giới hoá khâu làm đất, giúp giảm công lao động cũng như áp dụng kỹ thuật làm đất lên luống tốt hơn, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Bước đầu đã hình thành mối liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giúp người nông dân yên tâm sản xuất và bước đầu hình thành nền sản xuất theo kế hoạch.

Hiệu quả sản xuất các loại rau trong mô hình cơ bản cao hơn rất nhiều so với đối chứng.

4.2.2. Tồn tại

Chưa giới thiệu các giống mới, giống tốt thích hợp với điều kiện địa phương, điều kiện từng vụ trồng để nâng cao năng suất, hiệu quả mô hình.

Về sản xuất cây giống: Cơ bản gieo trên đất, gieo trên bầu, giá thể còn hạn chế, chủ yếu do các hộ tự làm.

Một số tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau thích ứng với BĐKH giúp sản xuất trái vụ rất có hiệu quả chưa được cập nhật và giới thiệu áp dụng vào sản xuất. Chủ yếu các mô hình mới chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thông thường, các giải pháp về ứng phó với BĐKH đã có nhưng còn hạn chế cả về mặt TBKT áp dụng cũng như quy mô áp dụng.

Cần mạnh dạn giới thiệu giống cũng như kỹ thuật canh tác phù hợp để sản xuất được các loại rau có hiệu quả kinh tế như cà chua và các loại rau có lợi thế phát triển như dưa lưới công nghệ cao.

Người sản xuất đã bước đầu hiểu và thực hiện khá tốt quy trình sản xuất các loại rau áp dụng ICM và IPM, tuy nhiên nếu không được chỉ đạo, giám sát

thường xuyên vẫn còn hiện tượng sử dụng quá các loại phân bón cũng như thuốc BVTV, đặc biệt vẫn có hiện tượng sử dụng các loại thuốc BVTV có nồng độ cao, chất bám dính nhiều để lại tồn dư trên bề mặt sản phẩm dẫn đến giá trị thương phẩm của sản phẩm giảm, khó được thị trường chấp nhận.

Việc áp dụng quy trình kỹ thuật chưa đồng bộ, các TBKT được áp dụng nhưng xuất hiện lẻ tẻ ở từng mô hình, một số yếu tố đầu vào do người dân tự kiếm hoặc tận dụng nguồn vật liệu tự có dẫn đến chất lượng và hình thức mô hình chưa đồng đều, chưa tạo nên được cảnh quan đẹp với mô hình được hỗ trợ.

Một số mô hình do mới chuyển đổi từ sản xuất lúa hoặc cây trồng khác sang trồng rau, cần quá trình san lấp mặt bằng, dồn điền đổi thửa, bà con còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thị trường do vậy mô hình được thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao so với những mô hình người dân đã có sẵn kinh nghiệm trong sản xuất cũng như có sẵn kế hoạch sản xuất.

Với những mô hình chuyên canh rau, chuyển đổi từ sản xuất lúa hoặc các loại rau màu khác sang trồng chuyên rau, chủng loại cây trồng nhiều, thời vụ sản xuất quanh năm trong khi người nông dân chưa tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật cũng như áp dụng tốt các bước trong quy trình, đặc biệt việc kết nối tiêu thụ sản phẩm chưa sẵn sàng dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao, người dân dễ chán nản, vấn đề duy trì và mở rộng gặp nhiều khó khăn.

Một số mô hình có sản xuất một số loại rau ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên do chưa được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, người dân chưa có kinh nghiệm trong sản xuất dẫn đến kết quả thực hiện mô hình chưa cao, chưa đúng tiềm năng của cây trồng cũng như TBKT áp dụng.

Một số kỹ thuật như tưới tiết kiệm (tưới phun mưa, nhỏ giọt,...) vẫn chưa được áp dụng bài bản nên chưa phát huy được giá trị và và nhân rộng.

Các phương án nhân rộng mô hình vẫn chưa thể hiện rõ, chưa được tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống tờ rơi, các phóng sự, bài báo,… chưa được xây dựng và đăng tải.

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)