Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 40 - 52)

7 Hà Giang 01 mô hình “CSA thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ” tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh Tổng diện tích 1,8 ha Tổng số hộ tham gia 26 hộ

4.1.3. Kết quả thực hiện

4.1.3.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi nội đồng (1) Tại tỉnh Phú Thọ

Mô hình sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (20,83 ha). Mô hình đầu tư các hạng mục như sau:

* Công trình đầu mối

- Trạm bơm cấp 1 bơm nước từ Sông Đà đẩy nước vào đường ống HDPE D140 về bể trữ nước; công suất máy bơm Q = 60 m3/h, H = 25 m, P= 7,5 KW.

- Bể trữ nước 700 m3 kết cấu bằng bê-tông thành mỏng, xây dựng ở khu trung tâm. Tại đây xây dựng trạm bơm cấp 2 kích thước B x L x H = 9 x 4,5 x 3,2 m kết cấu tường gạch xây mái lợp tôn (có 5 máy bơm có P = 15 KW, Q = 97 m3/h, H = 31 m).

* Hệ thống đường ống tưới và khu tưới mặt ruộng

Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước tưới HDPE gồm 2.160 m ống HDPE D152; 593 m ống HDPE D110; 2.674 m ống HDPE D90 và hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa.

* Công trình phụ trợ

- Khu nhà sơ chế có tổng diện tích 920 m2 được xây tường rào bao quanh, trong đó bao gồm dãy nhà 1 tầng làm phòng sơ chế kết hợp kho lạnh và phòng làm việc với tổng diện tích 147 m2 (dài 24,5 m, rộng 6 m), tường xây gạch không nung vữa XM M75 kết hợp khung cột BTCT M200. Gian sơ chế có diện tích 100,2 m2, kho lạnh và phòng làm việc mỗi phòng có diện tích 19,3 m2. Gian sơ chế bố trí 3 bộ bàn sơ chế và bồn sục rửa rau.

- Ngoài ra, trong khuôn viên khu sơ chế còn bố trí phòng bếp và khu vệ sinh cho cán bộ, diện tích bếp và khu phụ 13,50 m2. Bố trí bể lọc và bể chứa nước trên nóc nhà vệ sinh. Nước sau khi qua bể lọc có thể sử dụng để rửa rau

và vệ sinh cho cán bộ. Nguồn cấp nước cho khu nhà sơ chế từ bể chứa tập trung, bơm nước bằng máy bơm.

- Xây dựng nhà bếp, khu vệ sinh bố trí bể phốt, hầm chứa phân xanh và hệ thống rãnh bao quanh khu nhà sơ chế và nhà bếp khu phụ để phục vụ tiêu thoát nước.

- Cải tạo 5 tuyến đường giao thông D1, D2, D3, D4, D5.

+ Tuyến D1: Đường dài 906 m, bề mặt đường bê-tông rộng 3,5 m; mặt đường BTXM mác 250# đá 2 x 4 dày 18 cm, dưới là đất đắp K = 0,95; dốc ngang đường 2%, lề đường 0,5 m; dốc lề 4%.

+ Tuyến D2: Đường dài 257 m, bề mặt đường bê-tông rộng 5m; mặt đường BTXM mác 250# đá 2 x 4 dày 18 cm, dưới là đất đắp K = 0,95; dốc ngang đường 2%, lề đường 0,5 m; dốc lề 4%.

+ Tuyến D3: Đường dài 98 m, bề mặt đường bê-tông rộng 3,0 m; mặt đường BTXM mác 250# đá 2 x 4 dày 18 cm, dưới là đất đắp K= 0,95; dốc ngang đường 2%, lề đường 0,5m; dốc lề 4%.

+ Tuyến D4: Đường dài 352 m, đường đất đắp rộng 2 m, K đắp = 0,95. + Tuyến D5 (Quyết Thắng): Đường dài 115 m, bề mặt đường bê-tông rộng 5 m; mặt đường BTXM mác 250# đá 2 x 4 dày 18 cm, dưới là đất đắp K = 0,95; dốc ngang đường 2%, lề đường 0,5 m; dốc lề 4%.

(2) Tại tỉnh Hòa Bình

Mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (9,51 ha) được đầu tư hạ tầng bao gồm:

- San mặt bằng nền ruộng, quy hoạch đường giao thông nội đồng, khu nhà màng (nhà lưới).

- Trạm bơm Thủy Luân xã Vĩnh Tân lấy nước từ sông Bùi, đây là công trình được đầu tư theo Tiểu Dự án 4 ”Cải tạo, nâng cấp các trạm bơm Thủy Luân” bằng nguồn vốn Dự án WB 7.

- Hệ thống dẫn nước và tưới mặt ruộng:Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước từ trạm bơm Thủy Luân về 2 bể chứa.

- Xây dựng 2 trạm bơm đẩy ở 2 bể chứa. Tùy thuộc theo nhu cầu cây trồng bố trí trên cánh đồng mẫu mà các hệ thống tưới được thiết kế lắp đặt áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa, nhỏ giọt...

- Đường giao thông nội đồng. - Khu nhà lưới, nhà sơ chế.

(3) Tại tỉnh Hà Giang

Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (1,8 ha). Đầu tư các hạng mục như sau:

* Hệ thống tưới:

- Trạm bơm tưới: Nhà trạm có kích thước B x H = (3,0 x 3,5 m); Máy bơm công suất lớn.

- Bể trữ nước: Bể trữ nước dự phòng tưới cho khu mô hình là 200 m3; bể có kích thước đáy dưới (2 x 27) m, trên mặt (5 x 30) m, sâu 2 m.

- Hệ thống đường ống chính; ống nhánh và khu tưới mặt ruộng: Tuyến ống chính; ống nhánh: Đường ống chính là ống HDPE-PE100 (PN8), trên tuyến ống chính có bố trí van xả khí và van xả cặn. Ống nhánh là ống PVC (PN6); Ống được chôn sâu trung bình 0,4 m, đắp đất chặt hệ số K = 0,95.

- Hệ thống tưới mặt ruộng: Các trụ vòi tưới bằng thiết bị phun mưa cầm tay được dẫn nước bằng ống PVC đường kính từ D48 mm - D75 mm, chôn sâu 40 cm, được cấp qua các họng cấp nước cố định, khoảng cách giữa các họng là 10 m. Mỗi họng có cụm vòi được thiết kế đồng bộ, linh động, có thể tháo ra lắp vào khi cần tưới.

* Hệ thống cung cấp điện:

Lấy điện từ trạm biến áp 100KVA kéo về khu mô hình, chiều dài dây 300 m, cột điện cao 6,5 m, 30 m/cột, móng cột bằng bê-tông M200.

(4) Tại tỉnh Thanh Hoá

Mô hình CSA màu Yên Phong (40 ha): Kiên cố một tuyến kênh đất thành kênh bê-tông chiều dài 250 m, kích thước bxh = (0,3 x 0,3) m để hoàn thiện hệ thống kênh tưới nội đồng, thuận lợi, chủ động trong quá trình tưới.

Hệ thống kênh tiêu nội đồng được nạo vét 5 tuyến kênh tiêu tổng chiều dài chiều dài 2,6 km, kích thước trung bình bxh = (0,8 x 1,2) m, hệ số mái m = 1,2. Có tác dụng làm quá trình tiêu thuận lợi, chủ động.

(5) Tại tỉnh Hà Tĩnh

Mô hình CSA chuyên rau an toàn, tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (12,5 ha).

* Công trình đầu mối

- Hệ thống ao chứa nước. - Trạm bơm cấp nước.

- Xây dựng mới hệ thống cấp điện, hàng rào bảo vệ.

* Hệ thống cấp nước tưới và khu tưới mặt ruộng

- Xây dựng hệ thống kênh tưới. - Xây dựng hệ thống kênh tiêu.

- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng.

- Hệ thống đường ống cấp, tưới mặt ruộng, xây dựng vườn ươm; khu sơ chế, nhà điều hành và khu xử lý phụ phẩm.

6 ) Tại tỉnh Quảng Trị

Mô hình CSA sản xuất rau an toàn, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (2,03 ha) được đầu tư các hạng mục:

- Xây dựng khoan lắp đặt mới 26 giếng khoan và 26 máy bơm hút từ giếng khoan cấp vào 16 bể chứa. Nước từ bể được dẫn bằng hệ thống ống dẫn xuống các khu tưới bằng hệ thống bơm đẩy hoặc tự chảy.

- Hệ thống cấp nước tưới và khu tưới mặt ruộng: Xây dựng mới hệ thống phun mưa: Giải pháp sử dụng bơm áp lực, ống mềm phi 27 mm và các bét tưới phun lật.

4.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng chính tại mô hình (1) Tại tỉnh Phú Thọ

Áp dụng quy trình VietGAP với một số điểm chính sau:

- Đất trồng: Khu vực lựa chọn thực hiện mô hình có đất cao, cát pha và thịt nhẹ, cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện, chất thải thành phố, đất không có tồn dư hóa chất độc hại, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Sử dụng nguồn nước tưới không bị ô nhiễm: Mô hình sử dụng nguồn nước tưới từ sông Đà, đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước tưới cho sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Giống có nguồn gốc rõ ràng: Trong đó ưu tiên sử dụng các loại giống lai F1 để nâng cao năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh. Giống mướp Nhật (lặc lày) và đỗ trắng được chọn lọc tại địa phương qua từng vụ.

- Phân bón: Không sử dụng các loại phân hữu cơ chưa hoai mục hoặc nước giải tươi để tưới. Các loại phân hữu cơ (phân chuồng) cần được ủ hoai mục, đảm bảo thời gian cách ly.

- Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng IPM trong phòng trừ sâu bệnh đối với sản xuất rau an toàn. Ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ giới và các loại thuốc phòng trừ có nguồn gốc sinh học.

- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách. Khi buộc phải áp dụng thuốc hóa học cần sử dụng các loại thuốc có trong Danh mục theo Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thu hoạch: Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, dị dạng.

- Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển tới địa điểm mát, tránh ánh nắng trực xạ để sơ chế, phân loại và đóng gói.

(2) Tại tỉnh Hòa Bình

Áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Vùng đất đã được lựa chọn, đánh giá đạt yêu cầu cho sản xuất theo VietGAP.

- Về giống: Lựa chọn sử dụng giống sinh tr ưởng phát triển khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính và thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Về sản xuất cây con giống: Sử dụng phương thức gieo hạt bằng máy và khay xốp chuyên dùng trong giai đoạn vườn ươm.

- Về kỹ thuật canh tác

+ Làm đất: Áp dụng kỹ thuật làm đất kỹ, lên luống cao thoát nước tốt. Áp dụng cơ giới hóa trong các công đoạn làm đất, lên luống.

+ Trồng cây: Áp dụng gieo trồng với mật độ, khoảng cách hợp lý đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh.

+ Phân bón: Tập huấn kỹ thuật bón phân: (1) Sử dụng lượng bón hợp lý và thời điểm bón phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây rau; (2) Áp dụng kỹ

thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ và phun phòng các loại bệnh hại trên cây rau, ưu tiên sử dụng các loại phân bón NPK tổng hợp.

+ Tưới nước: Áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho rau, tưới nhỏ giọt cho cà chua, tưới rãnh, tưới tự chảy cho dưa chuột, lặc lày.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

+ Xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch: Xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch để làm phân hữu cơ.

(3) Tại tỉnh Hà Giang

- Về sản xuất cây con giống: Sản xuất cây con bằng phương pháp gieo hạt trong khay bầu thay cho phương thức gieo hạt trực tiếp trên luống.

- Về kỹ thuật canh tác

+ Kỹ thuật bón phân: Sử dụng lượng bón hợp lý và thời điểm bón phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây rau.

Kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ và phun phòng các loại bệnh hại trên cây rau.

+ Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm: Bằng phương pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt....

+ Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại: Theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

(4) Tại tỉnh Thanh Hoá ( Sản xuất cây ớt)

- Về giống: Sử dụng giống lai F1, có nguồn gốc rõ ràng một số giống như: Ớt hiểm lai F1 207, giống số 20, 22, 24, A20.

- Về sản xuất cây giống: Áp dụng biện pháp gieo cây giống trên luống gieo hạt và gieo cây giống trên túi bầu tự chế. Túi bầu được làm bằng nylon hoặc lá chuối. Giá thể tự phối trộn có đủ thành phần dinh dưỡng bằng nguồn sẵn có tại địa phương (đất, phân chuồng mục).

- Về kỹ thuật canh tác:

+ Thời vụ: Lựa chọn thời vụ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển: Thời vụ gieo hạt từ 15/8/2016; Trồng từ 20/9 - 5/10/2016; Thu hoạch bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5/2017.

+ Làm đất: Luống rộng 90 - 100 cm (hàng đôi), rãnh 35 - 40 cm. Mật độ trồng tùy giống nhưng đa số trồng với mật độ như sau: cây cách cây  40 - 45 cm, hàng cách hàng 60 cm, mỗi sào trồng khoảng  900 - 1.000 cây.

+ Phân bón: Phân chuồng ủ mục: 10 - 12 tấn/ha hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, lân Supe: 500 kg/ha; Phân urê:  300 kg/ha, kali: 240 kg/ha.

+ Tưới nước và bón phân: Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Ngoài ra tùy theo tình trạng của cây có thể bổ sung các chất dinh dưỡng qua lá kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật.

+ Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng.

+ Phòng trừ một số sâu, bệnh chính: Áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM.

+ Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: Áp dụng thu đúng thời điểm, được sơ chế.

(5) Tại tỉnh Hà Tĩnh

Áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Vùng đất đã được lựa chọn, đánh giá đạt yêu cầu cho sản xuất theo VietGAP.

- Về giống: Sử dụng nguồn giống của HTX cung cấp, không sử dụng các giống trôi nổi bên ngoài cũng như không tự để giống. Sử dụng các giống ngắn ngày và thay đổi lịch gieo trồng các cây trồng trong mô hình để tránh cho cây trồng không bị tác động bởi thời tiết cực đoan (rét, khô hạn, nắng nóng, mưa lớn…) vào các giai đoạn mẫn cảm.

- Về sản xuất cây con giống: Sử dụng phương thức gieo hạt trên luống và trên bầu.

- Về kỹ thuật canh tác: Áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp trong canh tác (ICM).Sử dụng phân bón hợp lý, ưu tiên sử dụng các dạng phân NPK tổng hợp, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ giúp tăng độ phì cho đất. Lượng phân bón hóa học được bón đúng liều lượng cho từng loại cây trồng cụ thể, bón đúng thời gian và theo từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của từng cây trồng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Các biện pháp tưới trong mô hình: Phần lớn diện tích vẫn tưới theo phương pháp thông thường (tưới rãnh, vòi phun) dẫn đến hiệu quả sử dụng nước chưa cao, diện tích tưới tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) còn nhỏ chưa đáp ứng được mục tiêu chung của dự án.

- Việc xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch: Toàn bộ thân lá già của các loại rau được tiến hành ủ làm phân bón hạn chế được việc đốt phế phụ phẩm nông nghiệp trên ruộng nương, hạn chế phát thải khí nhà kính CO2, CH4 .

(6) Tại tỉnh Quảng Trị

- Về giống: Lựa chọn sử dụng giống sinh tr ưởng phát triển khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính và thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Về sản xuất cây con giống: Sử dụng phương thức gieo hạt bằng máy và khay xốp chuyên dùng trong giai đoạn vườn ươm;

- Về kỹ thuật canh tác

+ Làm đất: Áp dụng kỹ thuật làm đất kỹ, lên luống cao thoát nước tốt. Áp dụng cơ giới hóa trong các công đoạn làm đất, lên luống.

+ Trồng cây: Áp dụng gieo trồng với mật độ, khoảng cách hợp lý đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)