- Tiết kiệm được hạt giống, cây con sinh trưởng khỏe và đồng đều, số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao.
Yêu cầu vườn ươm cây giống:
Vườn ươm chọn nơi khô ráo, đủ ánh sáng, chủ động chăm sóc và tưới nước. Để thích ứng với BĐKH tốt nhất là ươm cây trong nhà màng, vòm che có lưới đen để che nắng khi cần thiết.
Có 2 cách gieo hạt trong vườn ươm: Gieo trên khay bầu giá thể và gieo trực tiếp xuống đất trên luống gieo hạt.
(1) Kỹ thuật sản xuất cây giống trên khay bầu giá thể
Sử dụng giá thể để sản xuất cây giống rau bằng khay bầu, trong nhà lưới giúp chủ động thời vụ trồng, tránh được thời tiết bất lợi, tiết kiệm hạt giống, hạn chế công chăm sóc, hạn chế sự rủi ro do sâu bệnh hại, cây con khỏe mạnh, bộ rễ nhổ đem trồng không bị tổn thương nên rút ngắn được 5 - 7 ngày cho thời kỳ bén rễ, hồi xanh, rút ngắn được chu kỳ mùa vụ làm tăng vòng quay của đất. Gieo hạt bằng công nghệ tiên tiến này sẽ tiết kiệm được chi phí, tỷ lệ cây giống xuất vườn cao nên giá thành cây giống hạ và mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, nên sản xuất cây giống các loại rau nói trên trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 72 - 84 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu, đường kính 3,0 - 4,0 cm.
Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính gồm: xơ dừa 30%, phân chuồng mục 30 %, đất 40%, phân lân 2 - 3 kg/tấn giá thể và vôi 5 - 6 kg/tấn giá thể. Cho đầy giá thể vào khay và nén nhẹ.
Một số loại khay gieo hạt
Gieo mỗi hốc 1 hạt sâu khoảng 0,5 cm. Gieo hết khay dùng chính lớp giá thể đã chuẩn bị phủ một lớp mỏng trên bề mặt của hạt. Cần đảm bảo khay gieo hạt được che tối đến khi hạt mọc mầm bằng cách phủ rơm rạ khô chặt ngắn, giấy báo, trấu cũ tùy quy mô sản xuất. Che lưới đen trong điều kiện mùa hè, nắng, nóng, nhiệt độ cao đảm bảo cho cây nảy mầm, sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Không nên để khay trực tiếp lên mặt đất, để khay trên giàn cao 20 - 80 cm tùy điều kiện. Để khay ở nơi khô thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời.
Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 - 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt.
Trước khi mang cây con ra trồng từ 3 - 5 ngày nên hạn chế nước tưới để luyện cây (đối với cà chua, ớt cay, lặc lày).
(2) Kỹ thuật sản xuất cây giống trên luống gieo hạt (Áp dụng với cây cà chua, ớt cay)
- Chọn đất nơi cao ráo, chủ động tưới tiêu. Làm đất kỹ, lên luống rộng 0,8 - 1,0 m, cao 30 cm, có rãnh rộng 30 cm để thoát nước; nên phủ trên mặt
luống một lớp dầy 2 cm hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục: đất bột (tỷ lệ 1:1). Nên dùng vòm che thấp trong sản xuất cây con giống.
Lượng hạt giống cho 1000 m2 vườn ươm là 0,5 - 0,7 kg tương đương 0,5 - 0,7 g/m2.
Cách gieo:
- Gieo vãi: Chia lượng hạt làm 2 phần, gieo 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống. Gieo xong rắc một lớp đất mỏng phủ kín hạt. Dùng rơm rạ chặt ngắn hoặc trấu cũ phủ một lớp mỏng kín mặt luống.
- Gieo hàng với khoảng cách: hàng x hàng 4 - 6 cm, cây x cây 4 - 6 cm. Có thể dùng bàn đục lỗ để thao tác nhanh và đều hơn. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng để lấp kín hạt. Các bước tiếp theo làm như phương pháp gieo vãi.
Kỹ thuật chăm sóc cây giống
- Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Trước khi nhổ xuất vườn 3 - 4 ngày ngừng tưới để luyện cây con. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3 - 4 giờ để cây không bị đứt rễ.
- Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con.
- Tỉa định cây: Khi cây con được 2 lá thật tiến hành tỉa định cây đảm bảo cây cách cây 4 - 6 cm; loại bỏ cây xấu, bị sâu bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi cây có 2 lá thật, chủ yếu phòng bệnh lở cổ rễ, chết thắt cây con, bệnh đốm nâu.
- Hạn chế tưới nước khoảng 3 - 5 ngày trước khi xuất vườn để luyện cây. - Tưới nước đẫm trước khi nhổ 1 giờ.
- Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.
Tiêu chuẩn cây giống
• Với cây cà chua: Thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu bệnh hại; tuổi cây con trong vụ đông khoảng 25 - 30 ngày, vụ xuân hè khoảng 20 - 25 ngày, tương đương với 4 - 5 lá thật. Với cây cà chua ghép yêu cầu mắt ghép liền.
• Với cây ớt cay: Thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu
bệnh hại, cây có 5 - 6 lá thật (tương đương 30 - 35 ngày sau gieo).
• Với cây dưa chuột: Cây phải đồng đều, bắt đầu ra lá thật hoặc được 1 lá thật, cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, tương đương 7 - 10 ngày sau gieo.
• Với cây mướp:Cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, có 3 - 4 lá thật tương đương sau gieo khoảng 15 - 20 ngày.
• Với cây lặc lày: Cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, có 3 - 4 lá thật tương đương sau gieo khoảng 15 - 20 ngày.
2.2.2. Sản xuất rau thương phẩm
2.2.2.1. Thời vụ
Với mỗi loại rau yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau do vậy thời vụ trồng không giống nhau. Thời vụ trồng thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, sâu bệnh hại ít, năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên giá bán không cao. Hiện nay với nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, đặc biệt là tiến bộ kỹ thuật về giống, tiến bộ kỹ thuật về canh tác giúp rau có thể sản xuất quanh năm và nhất là sản xuất trái vụ mang lại hiệu quả rất cao cho người sản xuất.
Bảng 4. Thời vụ sản xuất các loại rau
TT Loại rau Thời vụ trồng
1 Cà chua