MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 99 - 102)

- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân

2. MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

* Trên cây cà chua:

- Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum): Sử dụng cây giống cà chua ghép trên gốc kháng bệnh (gốc cà chua hoặc gốc cà tím). Sử dụng giống kháng bệnh.

- Bệnh xoăn vàng lá lá virus (Tomato Yelow Leafcurl Virus): Nhổ bỏ toàn bộ cây bị bệnh và vệ sinh đồng ruộng, trừ môi giới truyền bệnh.

- Bệnh sương mai (Phytophthora infestans): Dùng các loại thuốc như Boóc- đô, Oxyclorua đồng... để phun phòng và trừ.

- Bệnh đốm lá (Cladosporium farlvum): Dùng các loại thuốc như Score 250EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP và các thuốc mới khác được nhà sản xuất giới thiệu để phun phòng và trừ.

* Trên cây ớt:

Bệnh thán thư (Collectotrichum capsici): 

- Để quản lý bệnh cần: Thu gom tiêu hủy quả bệnh; Trồng mật độ hợp lý; Bón cân đối dinh dưỡng; Phun các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistartop325SC...), Difenoconazole (Score 250EC,...), Metalaxyl hay các hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothaloni.

Bệnh héo rũ cây do nấm Phytophthora capsici:

- Biện pháp quản lý: Thực hành luân canh tốt với cây trồng khác họ; Khi trồng cần lên luống cao, sâu, rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn; Thường xuyên kiểm tra phát hiện cây bị héo rũ để nhổ bỏ kịp thời, phải hạn chế tưới nước để tránh bệnh lây lan trên ruộng; Phun các thuốc có hoạt chất

Metalaxyl, Hexaconazole, Azoxystrobin hay các hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothalonil.

Bệnh đốm xám (Stemphylium solani):

- Để quản lý bệnh cần: Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng; Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều; Phun các thuốc có hoạt chất

Copper Hydroxide (DuPont Kocide 46.1 WG,…); Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75WP...); Difenoconazole (Score 250EC,...).

Bệnh Chilli Veinal Mottle Virus (ChiVMoV):

- Để quản lý bệnh cần: Không trồng xen và luân canh ớt với các cây họ Cà khác; Phát hiện sớm cây nhiễm bệnh để nhổ bỏ và phun thuốc hoá học để phòng trừ môi giới truyền bệnh nhằm hạn chế bệnh lây lan rộng.

Hình ảnh một số loại bệnh chính trên cây cà chua, ớt cay

* Một số loại bệnh hại chính trên cây họ Bầu bí (dưa chuột, lặc lày, mướp):

Bệnh lở cổ rễ (Fusarium oxysporium f. sp.): Có thể hạn chế vùng bị bệnh bằng cách phun hoặc tưới đẫm vào gốc thuốc Captan với 2 g thuốc/lít nước, Tilt super, Rovral 50WP, Topsin-M 0,2 - 0,3%.

Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Man 80WP).

Bệnh sương mai hại cà chua (Phytophthora infestans)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum)

Bệnh xoăn vàng lá virus (Tomato Yelow Leafcurl Virus)

Bệnh thối đỉnh quả Bệnh thán thư

Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): Sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorothalonil

(Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75WP...); Fosetyl-aluminium (Aliette 800WG, Juliet 80WP...); Cymoxanil + Mancozeb (Carozate 72WP, Xanized 72WP...); Bacillus subtilis (Bionite WP...).

Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium): Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Zinacol, Folpan, Appencarb, Kasuran với nồng độ 0,1 - 0,2%; Topan 0,05 - 0,1%.

Bệnh khảm virus (Mosaic): Hạn chế bệnh thông qua trừ môi giới truyền bệnh. Trừ rệp bằng cách phun một trong số các thuốc Acta ra 25EC, Mimic 20F, Admire 50EC, Sevin 85WP.

* Chú ý: Phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đặc biệt với

cây dưa chuột, lặc lày,mướp hương là cây cho thu hái liên tục, do vậy việc chọn thuốc phòng trừ sâu, bệnh giai đoạn thu hoạch ưu tiên sử dụng các loại thuốc hữu cơ, thuốc sinh học.

Hình ảnh một số loại bệnh hại chính trên cây họ Bầu bí (dưa chuột, lặc lày, mướp)

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)

Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.)

Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis)

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)