PHẦN II HƯỚNG DẪN GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 61 - 66)

- Kỹ thuật thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA)

PHẦN II HƯỚNG DẪN GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ

MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ

(CÀ CHUA, DƯA CHUỘT, ỚT CAY, LẶC LÀY, MƯỚP) THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1. Hướng dẫn thiết kế vùng canh tác cây trồng thích ứng với BĐKH

2.1.1. Chọn đất, vùng trồng

Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của địa phương; đảm bảo tiêu chí sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đất không bị ảnh hưởng của các tác nhân như nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, công nghiệp, bụi công nghiệp... mối nguy gây ô nhiễm lên các loại rau. Vùng sản xuất rau cần đảm bảo có hệ thống tưới, tiêu nước thuận tiện.

Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, chủ động tưới, tiêu; hàm lượng kim loại nặng trong đất không vượt mức tối đa cho phép.

Để ứng phó với BĐKH, trong sản xuất hàng hoá quy mô lớn nên dùng màng phủ nông nghiệp che phủ mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, hạn chế sự bốc hơi nước, phân bón tiết kiệm nước tưới. Nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân để tiết kiệm nước tưới, phân bón và công lao động... với những vùng khó khăn về nước tưới hoặc đơn vị sản xuất có điều kiện về tài chính.

Những vùng gặp điều kiện khó khăn về đất đai, nước tưới, những doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện nên sản xuất một số loại rau có giá trị kinh tế cao (cà chua, dưa chuột) trong nhà màng theo cách trồng trên bầu giá thể (với những vùng đất xấu, đất bị ô nhiễm) hoặc trồng trực tiếp dưới đất. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.

2.1.2. Yêu cầu về nước tưới

Vì trong rau ăn quả chứa 90% nước nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, nước dùng tưới rau cần phải đạt tiêu chuẩn quy định sản xuất rau an toàn, vì vậy nguồn nước tưới lấy từ nước mặt (ao, hồ, sông) hoặc nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) cần phải kiểm tra xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao mương tù đọng.

2.1.3. Hướng dẫn chuẩn bị nhà trồng cây (Áp dụng cho sản xuất rau theo công nghệ cao, sản xuất trái vụ trong nhà shefter - vòm cao) công nghệ cao, sản xuất trái vụ trong nhà shefter - vòm cao)

Thường áp dụng cho sản xuất các loại rau cao cấp, rau có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ áp dụng trong sản xuất ưu tiên sản xuất theo hướng công nghệ cao, sản xuất rau trên túi bầu, giá thể và tưới tiết kiệm kết hợp với bón phân. Trong 5 loại rau ăn quả nêu trên, cà chua, dưa chuột được ưu tiên lựa chọn áp dụng.

Ưu nhược điểm của sản xuất rau trong nhà màng/nhà lưới:

Ưu điểm: Sản xuất rau trong nhà lưới mang nhiều lợi ích so với phương pháp trồng thông dụng ngoài đồng đó là: Khắc phục sự bất lợi của thời tiết như nắng, mưa, sương muối, lạnh… Vì vậy có thể tổ chức sản xuất quanh năm, rải vụ theo kế hoạch và nhu cầu thị trường. Ngăn chặn sự xâm nhập của một số loại côn trùng, bệnh hại nên ít cần sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, hoặc chỉ dùng một lượng rất nhỏ ở giai đoạn nhất định, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt an toàn vệ sinh thực phẩm. Canh tác thuận lợi giảm chi phí công lao động.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, cần có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.

Có 2 loại nhà có mái che có thể sử dụng trong sản xuất các loại rau ăn quả:

(1) Nhà màng (nhà lưới):

Tùy theo điều kiện, kinh phí có thể lựa chọn thiết kế nhà lưới cho phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng loại cây, từng công nghệ áp dụng.

Có thể sản xuất rau công nghệ cao trên túi bầu giá thể hoặc trồng trực tiếp trên đất sử dụng màng phủ nông nghiệp. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân. Với sản xuất trên túi bầu giá thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt mũi tên. Trồng trực tiếp trên đất có thể sử dụng cả hai dạng mũi tên hoặc dây tưới nhỏ giọt.

(2) Nhà shefter (nhà vòm che cao):

Áp dụng cho sản xuất cà chua, dưa chuột, đặc biệt trong điều kiện trái vụ: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.

Nhà lưới sản xuất rau theo hướng công nghệ cao

2.1.3.1. Yêu cầu nhà trồng cây

Nhà trồng cây thường là nhà màng được xây dựng trên vùng đất cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt. Để cung cấp ánh sáng tốt nhất, nhà màng cần xây dựng theo hướng Đông Tây. Trong nhà nền đất được san phẳng, đầm lèn chặt, láng nền và phủ bạt đảm bảo được môi trường sạch và vệ sinh.

Nên lắp hệ thống quạt thông gió trong nhà giúp môi trường trong nhà được thông thoáng.

Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động.

Lắp đặt hệ thống giàn treo cây, móc kẹp cây… đảm bảo cho cây leo giàn.

2.1.3.2. Xử lý nhà trồng cây

Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, có quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị ngẹt.

Dùng 4 kg Chorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng để sát khuẩn trước khi trồng 3 - 5 ngày.

Nếu là nhà kín, kéo hết rèm che kín xung quanh, làm tăng nhiệt độ để khử trùng trong thời gian ít nhất 30 ngày.

Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng.

2.2. Hướng dẫn thực hiện gói kỹ thuật canh tác thích ứng với BĐKH

2.2.1. Giống và sản xuất cây giống

2.2.1.1. Giống

Lựa chọn giống phù hợp với vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị trường. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn của từng loại giống.

Để sản xuất thích ứng với BĐKH, ưu tiên sử dụng các giống kháng bệnh, giống chịu nhiệt, chịu lạnh, chống chịu hạn, giống chịu ngập úng, giống ngắn ngày để phục vụ sản xuất trong điều kiện bất lợi và sản xuất trái vụ.

Với cà chua ngoài các loại giống trên ưu tiên sử dụng cây giống gốc ghép kháng bệnh (Ghép cà chua trên gốc cà chua hoặc ghép cà chua trên gốc cà tím). Sử dụng cây giống gốc ghép có một số ưu điểm nổi bật sau:

Kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn, do vậy có thể sản xuất cà chua ở những vùng đất bị nhiễm bệnh này mà cà chua không ghép không sản xuất được.

Sử dụng cây giống gốc ghép giúp cây sinh trưởng phát triển khoẻ, kéo dài thời gian thu hoạch, năng suất đạt cao hơn.

Sử dụng cây giống cà chua ghép giúp cải thiện chất lượng quả rõ rệt, quả chắc hơn, màu sắc quả đẹp hơn, hàm lượng chất khô hoà tan tăng hơn hẳn cà chua không ghép, quả bảo quản được lâu hơn.

Đặc biệt sử dụng cây giống cà chua ghép trên gốc cà tím có thể trồng được ở những vùng trũng thấp hay bị ngập úng, do vậy sử dụng cây gốc ghép đang rất được người sản xuất cà chua trên cả nước quan tâm nhất là sử dụng cho sản xuất cà chua trái vụ, thích ứng với BĐKH trên nhiều phương diện đang xảy ra hiện nay.

Tương tự như sử dụng cây giống gốc ghép cho cà chua, sản xuất dưa chuột, ớt cay bằng cây giống gốc ghép cũng đang được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và thử nghiệm phát triển ngoài sản xuất.

Bảng 3. Một số loại giống chủ yếu đang được áp dụng trong sản xuất

TT Loại rau Giống

1 Cà chua

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)