MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÁC LOẠI RAU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 96 - 99)

- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân

1. MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÁC LOẠI RAU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

- Sâu vẽ bùa (Agromyza): Xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nhiều. Hình thái: ruồi trưởng thành có màu đen, nhỏ, lưng có vệt tròn màu ánh kim. Dòi hình ống, đầu thon nhỏ, màu trắng sữa, nhộng màu nâu. Dòi ăn phần biểu bì của lá tạo thành các đường ngoằn ngèo, làm khô lá. Để phòng trừ: có thể phun thuốc Vectimec, Trigard, Polytrin….

- Ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) (Liriomyza trifoli): Sâu non sống trong mô lá và ăn mô lá, chừa lại phần biểu bì, tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo. Là loại côn trùng hại dưa, bầu, bí tương đối phổ biến hiện nay, gây hại suốt quá trình phát triển của cây, ruồi hại nặng làm cây tàn sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm năng suất.

- Sâu xám (Heliothis armigera): Hại tất cả các loại rau. Thường hại cây con mới trồng, cây giống trong vườn ươm. Sâu thường ẩn chỗ tối và thường bò ra gây hại vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm. Tốt nhất tìm và bắt sâu tại chỗ gốc cây bị hại hoặc dưới khay gieo hat vào sáng sớm hoặc chiều tối.

- Sâu đục quả (Helicoverpa armigera): Hại tất cả các loại rau. Là loại sâu hại nguy hiểm trên cà chua đặc biệt cà chua vụ xuân hè. Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hại lá, sau đó đục vào hoa, quả. Vết đục bị thối bởi vi khuẩn và nấm ký sinh, gây thiệt hại đến năng suất. Sử dụng một trong các thuốc sau: Dupont Prevathion 5SC, các loại thuốc nguồn gốc sinh học, xử lý bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Bacillus thuringiensis (Delfin WG, An huy WP, Biocin 16 WP, 8000 SC, Comazol WP), Matrine (Sokupi 0.36AS, Agri-one 1SL, Aphophis 5EC, 10EC), Rotenone (Newfatoc 50WP, 50SL, 75WP, 75SL,…).

- Rệp (Aphis gossypii): Hại trên tất cả 5 loại rau. Là đối tượng nguy hiểm trên các cây như cà chua, ớt) và mướp Đây là môi giới truyền một số bệnh do virus. Sử dụng các loại thuốc: Hoạt chất Thiamethoxam (Actra 25 EC), hoạt

chất Tebufenozide Mimic 20F, hoạt chất Cypermethrin (Sherpa 25EC), hoạt chất Imidacloprid (Admire 50 EC) và các loại thuốc như Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20 WP 0,2%. Elincol 12 ME, Trebon 30EC, Actara 25WP để phòng trừ.

- Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci): Hại trên tất cả 5 loại rau. Là đối tượng nguy hiểm trên cây cà chua. Bọ phấn trắng là côn trùng chích hút, hút nhựa cây không chỉ tàn phá cây mà còn là môi giới nguy hiểm truyền bệnh xoăn vàng lá do virus. Sử dụng một trong các thuốc sau: Elincol 12 ME, Confidor 100SL, Oshin 20WP, Actara 25WP, Marshal 200EC... để phòng trừ.

- Bọ trĩ hay bù lạch (Stenchaetothrips biformis): Thường hại  trên lá ngọn chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, hại nặng khi cây còn nhỏ, trong điều kiện khô, thiếu nước. Phải kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa trở đi), chú ý kiểm tra kĩ các đọt non và mặt dưới của những lá non, nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì phải phun thuốc kịp thời, có thể dùng trong số các loại thuốc (Abamectin, Confidor, Radiant, Ascend…).Tương tự như bọ phấn, là loại côn trùng nguy nhiểm không chỉ tàn phá cây mà còn là môi giới nguy hiểm truyền bệnh xoăn vàng lá do virus. Loại côn trùng này phát sinh gây hại nặng trong sản xuất cà chua cả trong nhà lưới và ngoài đồng 3 năm gần đây. Mùa vụ trồng tập trung; Dọn sạch tàn dư vụ trước; Tưới đủ ẩm trong mùa khô; Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, khi thấy vài con trên ngọn cần phun các thuốc có hoạt chất Matrine (Agri one 1SL, Marigold 0.36SL, Sokupi 0.36SL, 0.5SL...); Thiamethoxam (Actara 25WG, Fortaras 25WG...); Abamectin

(Silsau 3.6EC, Reasgant 1.8EC,…); Emamectin benzoate (Susupes 1.9EC, Dylan 2EC,…); Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP...).Sử dụng một trong các thuốc sau: Elincol 12 ME, Confidor 100SL, Oshin 20WP, Actara 25WP, Marshal 200EC... để phòng trừ.

- Rầy mềm, rầy nhớt (Thrips spp): Chích hút nhựa, tác nhân truyền bệnh virus làm soăn lá cà chua. Phòng trừ bằng phun các loại thuốc Supracide, Polytrin, Actara, Oshin…

- Nhện trắng: + Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, không để ruộng khô hạn. Trong mùa nóng và khô nên dùng bơm tưới nước phun lên cây tạo độ ẩm và khí hậu mát, hạn chế sự phát triển của nhện.

- Tỉa và thu gom các cành lá bị nhện hại nặng tập trung đốt để hạn chế nguồn nhện lây lan.

- Bảo tồn nhện thiên địch trong quần thể.

- Khi nhện phát triển gây hại cây trồng biện pháp phun thuốc chuyên trừ nhện là cần thiết. Khi phun thuốc cần phun nhiều nước, chú ý mặt dưới lá là nơi nhện tập trung gây hại, dùng thuốc trừ sâu sinh học có chứa hoạt chất Emamectin benzoate + Petroleum oil (Eska 250EC, Emamec 250EC,…);

Abamectin + Petroleum oil (Soka 25EC, Batas 25EC, Aramectin 250EC,…);

Rotenone (Limater 7.5EC, Dibaroten 5WP,…); Bacillus thuringiensis var.kurstaki

(Bitadin WP, Aizabin WP...).

Bọ xít (Aspongopus fuscus): Hại chủ yếu trên cây mướp và cây lặc lày. Khi phải dùng thuốc hoá học để trừ dùng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron

(Match 050EC,...), hoạt chất Thiamethoxam (Actara 25WG,...).

Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae): Hại chủ yếu trên cây mướp và cây lặc lày. Sử dụng túi bao quả, giấy bọc quả, bẫy bả hoặc sử dụng một số thuốc như: Hoạt chất Cypermethrin (Cyperan 25EC)... Liều lượng, nồng độ theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì thuốc.

Hình ảnh một số loại sâu hại chính trên các loại rau ăn quả

Rệp (Aphis gossypii Glover)

Nhện đỏ

Bọ phấn trắng (Bemisia sp.) Bọ trĩ vàng (Thrips palmi)

Sâu khoang (Spodoptera litura)

Sâu xanh

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)