Vôi bột (nếu PHKCl <6,0) 400

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 79 - 90)

- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân

5 Vôi bột (nếu PHKCl <6,0) 400

Ghi chú: Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ hoai mục thì thay bằng các loại phân hữu cơ sinh học, lượng bón do nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì. Thông thường với lượng 1 tấn phân hữu cơ sinh học tương đương 10 tấn phân hữu cơ hoai mục.

Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE, NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi vào rạch (hốc) đảo đều với đất và lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1 - 2 ngày.

• Bón thúc cho dưa chuột làm 3 đợt:

• Đợt 1: Sau khi mọc 15 - 20 ngày, cây có 5 - 6 lá thật. Bón xung quanh gốc, cách gốc 15 - 20 cm kết hợp vun xới phá váng.

• Đợt 2: Sau mọc 30 - 35 ngày. Bón giữa hai hốc kết hợp vun cao cắm giàn. • Đợt 3: Sau mọc 45 - 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hòa nước tưới vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát (chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón thúc ít nhất 7 ngày).

Với sản xuất công nghệ cao cần sử dụng các loại phân chuyên dụng, phân hoà tan cho hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng phân bón với EC khoảng 1 - 1,3, tùy giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết số lần tưới từ 3 - 7 lần/ngày, mỗi lần khoảng 250 - 300 ml dung dịch phân bón/bầu cây.

Cây ớt cay:

- Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

Loại phân bón Tổng lượng (kg /ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Phân hữu cơ 25.000 - 30.000 100 - - - -

N2 150 - 180 - 10 30 30 30

P2O5 120 - 140 100 - - - -

K2O 150 - 180 - - 30 40 30

Vôi 500 100

Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE, NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...

- Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, lân. Rạch hàng rắc đều phân rồi lấp đất kín hết phân, phải bón trước khi trồng ít nhất 5 - 10 ngày.

+ Bón thúc 1: Sau khi cây hồi xanh 7 - 10 ngày, dùng 10% phân đạm hòa loãng để tưới, sau đó tưới lại bằng nước lã.

+ Bón thúc 2: Giai đoạn cây ra hoa, bón 30%N, 30 % K. + Bón thúc 3: Giai đoạn quả rộ bón 30% N, 40% K. + Bón thúc 4: Sau thu quả đợt 1 30% N, 30% K.

Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

Cây lặc lày: Loại

phân bón Tổng lượng kg/ha (kg/ha)Bón lót

Bón thúc (kg/ha)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6

Phân hữu cơ

hoai mục 20.000 20.000 - - - - - - N 150 - 15 30 30 30 30 15 P2O5 90 60 15 15 - - - - K2O 120 - 12 20 24 24 20 20 Vôi 500 - 600 500 - 600

Ghi chú: Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ, thay bằng các loại phân hữu cơ sinh học với liều lượng theo hướng dẫn, thông thường 1 tấn phân hữu cơ sinh học tương đương 10 tấn phân hữu cơ. Có thể thay thế một phần phân hóa học (1/4 - 1/3) bằng cách sử dụng phân bón lá AgroDream hoặc Cá Heo đỏ. Phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

- Lượng vôi bột bón tùy theo pH của đất. - Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng ủ mục, 60 kg P2O5, toàn bộ vôi rắc đều trên mặt ruộng trước khi phay, lên luống.

+ Bón thúc:

• Lần 1: Cây có 4 - 5 lá thật ( sau trồng 7 - 10 ngày). • Lần 2: Bắt đầu nở hoa ( sau lần 1 từ 10 - 15 ngày). • Lần 3: Thu quả đợt 1.

• Lần 4: Thu quả đợt 3. • Lần 5: Thu quả đợt 5. • Lần 6: Thu quả đợt 7.

Cây mướp

- Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

Loại

phân bón Tổng lượng (kg/ha) Bón lót (%)

Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Phân chuồng 20.000 100 N 80 - 100 10 20 20 20 20 10 P2O5 50 100 K2O 80 - 100 10 20 20 20 20 10 Vôi 500 100

Ghi chú: - Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. - Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE, NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...

- Cách bón:

- Bón lót: Rải đều trên mặt luống 100% lượng phân chuồng + 100% phân lân + 20% NPK, bón xong vét luống và lấp.

- Bón thúc (kết hợp với vun xới phá váng nếu không có màng phủ): Nên bón theo phương pháp rạch hàng cách gốc 7 - 10 cm và lấp kín, hoặc pha loãng tưới, chỉ tưới vào chiều mát hoặc buổi sáng sớm.

• Lần 1: Sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây hồi xanh).

• Lần 2: Khi cây có nụ hoa, bón quanh gốc cách gốc 25 - 30 cm. • Lần 3: 45 - 50 ngày sau trồng.

• Lần 4: Sau lần 3 từ 15 - 20 ngày. • Lần 5: Sau lần 4 từ 10 - 15 ngày. • Lần 6: Sau lần 5 từ 10 - 15 ngày.

Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể hòa ra tưới vào gốc trong trường hợp có sử dụng màng phủ. Nếu gặp trời mưa có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

2.2.2.5. Tưới nước

Cây rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp) là các cây ưa ẩm, sau khi trồng tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường nhất là vào thời kỳ nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước.

Khi mưa to phải tiêu rút hết nước không để ruộng ngập úng.

Do tác động của hạn hán ở mỗi vùng miền khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước để áp dụng kỹ thuật tưới rãnh; tưới nhỏ giọt đảm bảo nhu cầu nước cho cây rau:

- Trường hợp nguồn nước dồi dào, đồng ruộng có hệ thống kênh tưới tiêu hoàn chỉnh thì nên áp dụng tưới rãnh. Lấy nước vào ruộng sau khi mặt luống đã thấm nước đều phải tháo kiệt nước đọng trong rãnh. Không tưới tràn gây úng cho cây và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.

- Đối với những nơi nguồn nước hạn chế sử dụng nước tiết kiệm lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân.

Lượng nước tưới và thời gian tưới tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Chế độ tưới thích hợp và tiết kiệm nước như sau:

- Cây cà chua thời gian trồng 1 vụ khoảng 130 đến 150 ngày ở ngoài đồng; cà chua trồng trong nhà kính thời gian 1 vụ kéo dài khoảng từ 9 đến 10 tháng. Mật độ cây trồng thấp nhất 24.000 cây/ha, cao nhất 33.000 cây/ha. Lượng nước tưới khoảng 0,5 lít/cây cho 1 lần tưới, thì mức nước tưới từ 12 đến 15 đến 16,5 m3/h/lần. Khoảng cách giữa các lần tưới nếu thời tiết khô từ 1 - 2 ngày, tổng số lần tưới trong 1 vụ cây cà chua trồng ở ngoài đồng khoảng 42 lần.

- Cây dưa chuột thời gian trồng vụ xuân hè 100 ngày (25 - 42 lần), thu đông 120 - 130 ngày. Mật độ trồng 30.000 đến 32.000 cây/ha. Lượng nước tưới khoảng 0,5 lít/cây cho 1 lần tưới, thì mức nước tưới từ 12 đến 15 đến 16 m3/ha/lần. Khoảng cách giữa các lần tưới nếu thời tiết khô từ 1 - 2 ngày, tổng số lần tưới trong 1 vụ cây dưa chuột trồng ở ngoài đồng từ 20 - 40 lần.

- Cây ớt thời gian trồng 1 vụ từ 135 đến 165 ngày, với mức tưới khoảng 15 m3/ha/lần tưới, tổng số lần tưới 1 vụ từ 50 - 72 lần. Khoảng cách giữa các lần tưới 1 - 2 ngày.

- Cây lặc lày có thể trồng quanh năm hoặc trồng theo vụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; với mật độ 13.000 đến 16.000 cây/ha, mức tưới 1 lít/cây lượng nước cần tưới từ 13 đến 16 m3/ha/lần. Tổng số lần tưới khoảng 6 lần/vụ, khoảng cách giữa các lần tưới 1 - 2 ngày (nếu thời tiết khô).

- Cây mướp trồng theo vụ, vụ đông bắt đầu từ đầu tháng 9 với mật độ 7.000 đến 8.000 cây/ha, mức tưới 1,5 lít/cây lượng nước cần tưới từ 10,5 đến 12 m3/ha/lần. Tổng số lần tưới toàn vụ từ 30 - 60 lần/vụ, khoảng cách giữa các lần tưới 1 - 2 ngày (nếu thời tiết khô).

Luôn luôn đảm bảo đủ độ ẩm đồng ruộng khoảng 70% cho cây sinh trưởng phát triển. Với cây lặc lày, mướp, dưa chuột độ ẩm đất thích hợp ở giai đoạn hoa cái nở rộ và nuôi quả là 80 - 85%. Có thể kiểm tra độ ẩm đất bằng máy đo độ ẩm hoặc bằng phương pháp truyền thống nắm chặt nắm đất mở tay ra đất tả ra vừa phải là đạt ẩm độ khoảng 70%.

Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước bằng biện pháp tưới nhỏ giọt ở mặt ruộng, dây tưới, vòi tưới có thể thu cất về đầu luống, bờ ruộng sau mỗi lứa rau để tiện cho công tác làm đất, đánh luống, trồng vụ rau mới. Đầu ống chờ tại mặt ruộng cần bịt lại, tránh đất cát và công trùng vào đường ống.

Dựa trên nhu cầu sử dụng nước và yêu cầu chất lượng nguồn nước cần có biện pháp xử lý lọc nước phù hợp, chọn thiết bị lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước để ứng phó với BĐKH cho vùng khô hạn, nguồn nước khan hiếm

(Phụ lục 1).

Với sản xuất công nghệ cao trên túi bầu giá thể với cà chua, dưa chuột. Lượng nước tưới ở giai đoạn từ trồng đến ra hoa như sau: tưới 3 lần/ngày, mỗi lần 5 phút, tương tương 300 ml/lần/cây.

2.2.2.6. Chăm sóc

- Làm cỏ: Làm cỏ kết hợp tỉa lá già, lá bị sâu bệnh hại, cây bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế sâu bệnh phát triển gây hại.

- Vun xới: Trong trường hợp không dùng màng phủ, sau trồng 7 - 10 ngày xới phá váng. Vun xới thường kết hợp bón phân cho cây.

Nếu trồng cây cà chua ghép lưu ý không để lấp đất quá mắt ghép sẽ làm mất tác dụng kháng bệnh của cây.

- Làm giàn:

Cà chua: Làm giàn cho cà chua kịp thời khi cây cao 40 - 60 cm (khoảng 1 tháng sau khi trồng). Làm giàn giúp cây phân bố đều trên luống, quả không chạm đất, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Tùy vào dạng hình sinh trưởng của cây có thể làm giàn 2 tầng hoặc 3 tầng... Buộc thân cây vào giàn theo hình số 8 ở các tầng.

Dưa chuột: Sau trồng 25 - 30 ngày tiến hành cắm giàn cho dưa chuột. Khi cây có thân lá phát triển tốt, thường xuyên buộc cây để tránh cây đổ, gục ngã bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.

Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, bị sâu bệnh, đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách. Làm sạch cỏ dại kết hợp vun xới, loại bỏ cây bị bệnh, lẫn tạp.

Ớt cay: Thời gian làm giàn cần thực hiện sớm, sau trồng 35 - 40 ngày tiến hành làm giàn theo kiểu chữ A hoặc làm giàn hàng rào, dùng dây mềm buộc cây lên giàn.

Lặc lày, mướp: Giàn mướp, lặc lày có thể làm theo kiểu giàn hình vuông hoặc hình chữ A.

Vật liệu làm giàn có thể bằng cây dóc, tre, nứa, lưới.

- Tỉa nhánh: Thường xuyên tỉa bỏ lá già ở gốc và lá bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh hại.

Cà chua:Tỉa bỏ tất cả các chồi, nhánh trên thân chính, chỉ giữ lại một nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên của cây và thân chính, đồng thời tỉa bỏ tất cả các chồi, nhánh trên phần gốc ghép kết hợp nhặt cỏ dại xung quanh gốc và trên ruộng sản xuất. Số nhánh trên cây phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng vô hạn tối đa chỉ để một nhánh một thân chính. Việc tỉa nhánh, cắt lá già, lá sâu bệnh thường được làm thường xuyên 2 - 3 ngày/lần, hạn chế phát triển nhánh vô hiệu và sâu bệnh hại. Nếu cây có dạng hình sinh trưởng vô hạn có thể bấm ngọn khi đạt số quả yêu cầu.

Lưu ý:Đối với cây cà chua ghép, cây sinh trưởng phát triển khỏe, bền cây do vậy nếu chăm sóc tốt có thể tiếp tục phân nhánh phụ, quả có thể phát triển bình thường trên nhánh phụ này giúp kéo dài thời gian thu hoạch.

Ớt:Cần tỉa bỏ bớt nhánh vô hiệu, nhánh nhỏ, lá già, lá gốc, lá bệnh để hạn chế sâu bệnh hại.

Cây họ Bầu bí (dưa chuột, lặc lày, mướp): Cây sinh trưởng rất nhanh, ngọn vươn dài trong ba tuần đầu sau khi trồng, do vậy trong giai đoạn này nên tỉa bỏ bớt các nhánh gần gốc.

- Sử dụng thuốc đậu quả: Cà chua là cây tự thụ phấn, do vậy khả năng tự thụ của cây cao, tuy nhiên khi trồng ở điều kiện nhiệt độ cao cần phun chất đậu quả như Tomato tone nồng độ 5 - 10 ppm, CPA, GA3 nồng độ 10 - 15 ppm. Phun lên chùm hoa từ khi có chùm thứ nhất đến khi cây cà chua đạt được 6 - 8 chùm tùy giống.

Lưu ý: Không được phun những dung dịch này lên các bộ phận khác của cây. 2.2.2.7. Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại

- Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hoá chất BVTV như: Sử dụng các giống lai F1, kháng hoặc nhiễm nhẹ sâu bệnh, trước

khi trồng vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ trứng, nhộng, sâu non trong đất, xử lý đất bằng hình thức xử lý nhiệt hoặc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma; áp dụng biện pháp luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1 lúa và 2 màu. Nếu đất chuyên canh rau, tuyệt đối không trồng trên đất có cây trồng trước cùng họ Cà; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ sớm các ổ trứng, sâu non.

- Khi phải sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Chỉ sử dụng thuốc có tên trong Danh mục thuốc được phép sử dụng cho rau tại Việt Nam; có nguồn gốc rõ ràng, mua tại cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

+ Ưu tiên lựa chọn các thuốc sinh học, thảo mộc và các thuốc có nguồn gốc tự nhiên; thuốc điều hòa sinh trưởng có tính chọn lọc cao, nhanh phân giải trong môi trường, có thời gian cách ly ngắn; đặc biệt trong thời gian thu hoạch quả .

+ Phun phòng trừ sâu bệnh hại cần phun triệt để ở thời kỳ cây con, hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả.

+ Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc, trong đó phải tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì.

Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”. Vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom vào đúng nơi qui định.

2.2.2.8. Hướng dẫn thu hoạch

Thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không thu hoạch khi trời mưa hoặc nắng to. Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly theo

Một phần của tài liệu Rau an qua (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)