Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 56 - 60)

mại cổ phần Công thương Việt Nam và chi nhánh Tây Tiền Giang

Dựa trên thực trạng quản lý nợ xấu, tình hình nợ xấu của Vietinbank CN Tây Tiền Giang đã có những cải thiện đáng kể được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank CN Tây Tiền Giang ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Mức tăng/giảm 2018/2017 2019/2018 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Nợ xấu 56,4 46,4 3,71 -10 -18% -42,69 -92% Dư nợ tín dụng 2.014 2.464 3.233 450 22% 769 31% Tỷ lệ nợ xấu 2,80% 1,88% 0,11% -0,92% -33% -2% -94%

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Vietinbank CN Tây Tiền Giang

Nhìn vào bảng 2.3, có thể tình hình nợ xấu của chi nhánh được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2017 – 2019. Trong đó, nợ xấu cao nhất đạt 56,4 tỷ đồng vào năm 2017, sau đó, giảm xuống 10 tỷ đồng, còn 46,4 tỷ nợ xấu vào năm 2018. Đến năm 2019, nwoj xấu của chi nhánh giảm mạnh với số dư nợ xấu giảm là 42,69 tỷ đồng, tương ứng với 92%. Do quy mô nợ xấu giảm nên tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng giảm mạnh. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh lần lượt là 2,8%, 1,88% và 0,11%. Đạt được kết quả như vậy là do ngay khi thấy tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao 2,8% vào cuối năm 2017, Ban Giám đốc chi nhánh đã nhanh chóng ban hành quyết định liên quan đến việc kiểm soát nợ xấu. Trước tình hình chất lượng tín dụng chưa thực sự tốt, kết hợp với đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay, chi nhánh đã thực hiện đánh giá và chuyển lên hội sở một số các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi để bán cho VAMC. Đây là nguyên nhân chính làm cho nợ xấu sụt giảm chỉ còn 1,8%. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, thu hồi và xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề tài chi nhánh. Điều này làm cho năm 2019, chất lượng tín dụng được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn lại lần lượt là 0,11%. Điều này cho thấy chi nhánh đã kiểm soát được chất lượng tín dụng, công tác quản lý nợ xấu vẫn phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đạt được các mục tiêu đặt ra liên quan đến kiểm soát chất lượng tín dụng của chi nhánh vào đầu mỗi năm. Quy mô nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều giảm và được duy trì ở mức thấp hơn 3% cho

thấy kết quả của hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh.

Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm nợ có sự thay đổi quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện rõ qua bảng 2.4. Trong đó, nợ nhóm 3 trong hai năm 2017, 2018 chiếm tỷ trọng cao từ trên 50% nhưng đến năm 2019 nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất là nợ thuộc nhóm 5. Sau khi tiến hành xử lý nợ, bán nợ, mặc dù quy mô nợ xấu giảm mạnh xuống nhưng mức độ rủi ro lại tăng lên khi nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ xấu của chi nhánh.

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ của Vietinbank CN Tây Tiền Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ nhóm 3 31 55% 23 50% 1,1 30%

Nợ nhóm 4 21,3 38% 18 39% 0,8 22%

Nợ nhóm 5 4,1 7% 5,4 12% 1,81 49%

Tổng cộng 56,4 100% 46,4 100% 3,71 100%

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Vietinbank CN Tây Tiền Giang

2.2.3.4 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD cho thấy sự chủ động của chi nhánh trong việc đối phó với RRTD nếu như RRTD xảy ra. Theo quy định của NHNN, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng chung 0,75% tổng dư nợ và trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ. Tuân thủ quy định của NHNN, chính sách về trích lập dự phòng rủi ro của Vietink cũng yêu cầu về trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trong giai đoạn 2017 – 2019, chi nhánh nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank CN Tây Tiền Giang

ĐVT: tỷ đồng

Trích dự phòng rủi ro trong năm 85,757 49,133 10,767 2018/2017 2019/2018 -36,6 -38,4 Dư nợ tín dụng 3614,1 4083,2 4769,3 469,1 686 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2,37% 1,20% 0,23% -1,2% -1,0%

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Vietinbank CN Tây Tiền Giang

Mặc dù dư nợ tín dụng tăng lên nhưng mức trích lập dự phòng RRTD và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh đều giảm. Trong đó, trích lập dự phòng RRTD giảm từ 85,757 tỷ đồng năm 2017 giảm chỉ còn lại 49,133 tỷ đồng năm 2018. Nguyên nhân giảm là do Vietinbank CN Tây Tiền Giang thực hiện bán các khỏan nợ có vấn đề cho VAMC nên chỉ cần trích lập lại 1/5 giá trị của các khoản nợ đã bán. Chất lượng tín dụng thực sự được cải thiện vào năm 2020 khi trích lập dự phòng giảm mạnh chỉ còn 0,23 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,23%. Nguyên nhân là do trong quá trình dịch chuyển cơ cấu tín dụng theo nhóm đối tượng khách hàng, Vietinbank CN Tây Tiền Giang đã chú trọng đến công tác quản trị RRTD duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w