Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 29 - 31)

Quá trình quản lý nợ xấu của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan. Do đó việc xác định các nhân tố này từ đó có sự điều chỉnh phù hợp là công việc cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý nợ xấu tại NHTM. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu của NHTM bao gồm:

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

● Môi trường kinh tế - xã hội:

Kinh tế quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nợ xấu của NHTM. Cụ thể, nếu kinh tế quốc gia nếu bị ảnh hưởng từ các biến động của kinh tế thế giới sẽ dẫn đến những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp trong nước khiến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động của kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng cũng chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ đa phương và song phương của một quốc gia với các nước khác trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư với các đối tác nước ngoài thì nợ xấu sẽ ít có cơ hội hình thành.

● Môi trường tự nhiên:

Với một số ngành nghề phụ thuộc nhiều vào tự nhiên đặc biệt là ngành nông nghiệp thì sự biến động của môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu thường xuyên có thiên tai, bão lụt thì các doanh nghiệp nông nghiệp, chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn, thất bại, doanh nghiệp không thu hồi được vốn và có lời thì không thể thanh toán các khoản nợ với NHTM, từ đó hình thành nợ xấu.

● Môi trường pháp lý:

Hành lang pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch của hoạt động tín dụng. Hành lang pháp lý càng cụ thể và rõ ràng thì các hoạt động tín dụng mới có cơ sở để được thực hiện một cách minh bạch từ đó hạn chế tối đa việc hình thành nợ xấu do chất lượng tín dụng không đảm bảo (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015).

Hoạt động của cơ quan pháp luật địa phương trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật, của Quốc Hội, Chính Phủ và NHNN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nợ xấu. Nếu quá trình triển khai các hướng dẫn, chỉ thị của các cơ quan nhà nước

cấp cao chậm chạp, thiếu tính chính xác thì có thể hạn chế các hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng do các vướng mắc hay bất cập tồn đọng trong quá trình triển khai.

Sự thanh tra, giám sát của NHNN là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động quản lý nợ xấu. Nếu NHNN thực hiện thanh tra, giám sát thường xuyên, đúng nội dung và phương pháp thì sẽ phần nào hỗ trợ hạn chế được các khoản nợ xấu có thể phát sinh. Chất lượng giám sát của NHNN phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và kinh nghiệm của nhân viên thẩm định. Muốn quá trình thanh tra, giám sát thực sự có hiệu quả thì nhân viên thẩm định phải đảm bảo có đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ mới, nội dung thẩm định phải phù hợp để có thể kịp thời phát hiện và cảnh báo được những sai phạm của NHTM tránh những hậu quả nặng nề xảy ra mới được phát hiện và can thiệp xử lý.

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

● Cơ chế quản lý tín dụng: là những biện pháp, cách thức mà ngân hàng sử dụng để đánh giá, kiểm soát từng khoản tín dụng được cấp và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cơ chế quản lý tín dụng càng rõ ràng và được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình hoạt động thì sẽ phần nào giảm thiểu được các rủi ro tín dụng. Ngược lại, khi các bộ phận, phòng ban của ngân hàng không được thông tin đúng về vai trò của cơ chế tín dụng, không có sự nhất quán trong thực hiện sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng khiến nợ xấu tăng lên. Việc quản lý tín dụng của ngân hàng có thể được hiểu qua một số biểu hiện như quy trình nghiệp vụ ngân hàng, cơ cấu cho vay, đạo đức, trình độ chuyên môn của nhân viên tín dụng và hoạt động kiểm tra nội bộ của nhân viên ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) cho thấy chính sách quản lý nợ xấu của ngân hàng trung ương và của mỗi bản thân ngân hàng sẽ đóng vai trò định hướng, kim chỉ nam cho ngân hàng trong hoạt động quản lý nợ xấu.

● Tổ chức quản lý nợ xấu: dựa trên xây dựng cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng tốt, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý nợ xấu của NHTM. Cơ cấu tổ chức phân khúc cho từng đối tượng khách hàng, theo sản phẩm, dịch vụ sẽ tăng tính chuyên môn hóa cho các phòng ban trong quá trình quản lý, mang lại hiệu quả quản lý nợ xấu tốt hơn so với cơ cấu tổ chức lỏng lẻo tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng lợi dụng sơ hở làm hồ sơ giả gây phát sinh nợ xấu. Các ngân hàng cần có bộ máy

tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của công tác quản lý nợ xấu. Đồng thời, sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong tổ chức quản lý nợ xấu sẽ giúp cho công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng đạt được những kết quả khả quan, hạn chế được rủi ro xảy ra. Nguyên nhân là do khi có cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu khoa học hợp lý sẽ tăng tính trách nhiệm của từng cá nhân, hạn chế rủi ro đạo đức nghiệp vụ, có được cơ chế giám sát chặt chẽ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015).

● Công nghệ ngân hàng trong việc thu thập và xử lý thông tin: Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện, đo lường và xử lý, giảm thiểu nợ xấu. Do đó, các ngân hàng cần có hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng, đa dạng nguồn thông tin cũng như áp dụng các phương pháp xử lý thông tin để phục vụ cho quá trình quản lý nợ xấu. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, công nghệ ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý nợ xấu ngân hàng nói riêng. Từ góc độ quản lý, công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì các giao dịch cho khách hàng cũng như việc quản lý các hoạt động tín dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.

● Trình độ, kinh nghiệm của nhân viên làm công tác quản lý nợ xấu: Đây là một trong những nhân tố được đề cập đến trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2015). Hoạt động quản lý nợ xấu phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ nhân sự bởi đây là chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, nội dung liên quan đến quản lý nợ xấu. Chất lượng của các nội dung từ nhận diện, đo lường, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý nợ xấu đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên thực hiện. Do đó, nếu có đội ngũ nhân sự chất lượng cao sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w