Vietinbank CN Tây Tiền Giang áp dụng thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam và quy định của Vietinbank về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro dựa trên kết quả kinh doanh của hệ thống sau đó trích lấy nguồn dự phòng rủi ro cho các nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Trong quá trình trích nguồn dự phòng cần thực hiện song song việc thu hồi nợ. Với những khoản nợ có rủi ro cao sẽ được hạch toán ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và dùng quỹ dự phòng để bù đắp.
Đồng thời cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh nhằm đảm bảo quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng đúng
mục đích và giúp ngân hàng chống đỡ nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù trong giai đoạn nghiên cứu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh luôn được thực hiện nghiêm túc nhưng việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ giúp việc tuân thủ quy định về trích lập dự phòng tốt hơn, hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện quy định.
3.2.5 Thực hiện khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo
Việc khai thác, xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo yêu cầu phải thực hiện việc xem xét lại toàn bộ các hồ sơ vay, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu và bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu sót. Tuy nhiên, việc thay đổi quy định cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng đất là một trong những khó khăn cho các cán bộ khi xử lý tài sản nhà đất. Để khắc phục vấn đề này, một số biện pháp như yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ sửa đổi, giấy đã được cấp lại theo quy định mới nhằm có cơ sở để hạn chế việc lừa đảo.
Các tài sản cần được thực hiện đánh giá lại hiện trạng và giá trị từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp như:
● Cho quyền khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự giám sát của ngân hàng. Đối tượng khách hàng được áp dụng biện pháp này là những khách hàng có thiện chí trả nợ và việc khách hàng tự xử lý tài sản giúp hạn chế được các thủ tục rườm rà, các chi phí phát sinh và nhanh chóng giải quyết vấn đề cho cả khách hàng và ngân hàng.
● Những nợ xấu thuộc các nhóm là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho các ngân hàng thì các ngân hàng phải chủ động thực hiện các biện pháp xử lý: Rao báo trên thị trường hoặc qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính.
● Những tài sản bảo đảm nợ vay cần phải được gom lại và trình lên Ban chỉ đạo để nhanh chóng giao cho CN ngân hàng Vietinbank xử lý thu nợ là những tài sản đảm bảo nợ vay thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết nhưng chưa bàn giao cho Ngân hàng.
● Với những tài sản còn vướng các vấn đề pháp lý do thiếu hụt các chứng từ, ngân hàng cần phải tập hợp lại và trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính và đề nghị Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ để ngân hàng nhanh chóng xử lý nợ
● Với những tài sản gặp khó khăn trong vấn đề chào bán thì CN ngân hàng cần có kế hoạch cải tạo và sửa chữa để nâng cao giá trị tài sản, khai thác kinh doanh góp vốn hay liên doanh
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vừa hỗ trợ tín dụng, vừa đem lại tiện ích cho ngân hàng và khách hàng
Sự phát triển mạnh mẽ cùng những tiện ích vượt bậc mà công nghệ thông tin mang lại khiến việc phát triển các sản phẩm luôn phải đảm bảo yếu tố công nghệ thông tin để có thể quản lý sản phẩm, khách hàng và những thông tin cần thiết để nắm bắt tình hình thanh toán khoản vay của khách hàng, hạn chế nợ xấu. Ví dụ trong quá trình thu thập thông tin để nghiên cứu thị trường và khách hàng, ngoài việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách, ngân hàng có thể cho khách hàng vay. Những khoản vay này có thể được xem là nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng bởi ngân hàng nắm bắt được hết các thông tin về số dư, giao dịch tài khoản từ đó theo dõi được tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Công nghệ thông tin giúp cho chi nhánh chủ động trong việc thiết lập các báo cáo giúp quản lý nợ xấu tốt hơn, chính xác hơn.
3.2.7 Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân sự liên quan đến công tác quản lý nợ xấu
Chi nhánh cần tích cực, khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn về công tác tín dụng nói chung, quản lý nợ xấu nói riêng. Trên thế giới, ngày càng nhiều nội dung về công tác quản lý nợ xấu được triển khai. Việc sử dụng các phương pháp định lượng trong nhận diện và đo lường RRTD nói chung và nợ xấu ngày càng đa dạng, phức tạp. Vì vậy, công tác đào tạo phải không ngừng được quan tâm và nâng cao chất lượng. Nhân viên liên quan đến công tác quản lý nợ xấu nên được tạo điều kiện để học các chương trình đào tạo phù hợp vơi chuyên môn.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần chọn người có kiến thức, kinh nghiệm để đào tạo nhân viên về mặt nghiệp vụ. Các buổi hội thảo, tọa đàm cấp chi nhánh nên được thực hiện để nhân viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, cải thiện kỹ năng phục vụ tốt cho công việc.