PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2.2.1 Các văn bản quy định liên quan đến quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Tiền Giang mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Tiền Giang
2.2.1.1 Quy định về quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước
Tại Việt Nam, NHNN quy định các NHTM phân nợ thành 5 nhóm trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phươsng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, ngân hàng sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính để phân loại nợ. Cụ thể, theo quy định của NHNN, nợ xấu sẽ được phân loại theo các phương pháp như sau: Phân
loại nợ xấu theo phương pháp định lượng
- Nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia
hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
● Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
● Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
● Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
● Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
● Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
● Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
● Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
● Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.
- Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ, bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu
đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm (iv) theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
- Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii)
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Khoản nợ quy định tại điểm (iv) theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
Phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính
Theo đó, nợ xấu cũng được phân thành 3 nhóm tương ứng như 3 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Các nhóm nợ trong nợ xấu theo phương pháp định tính bao gồm:
(3) Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
(4) Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
(5) Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
Đồng thời trong Thông tư 02/2013, các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên kết quả phân loại nợ. Trong đó, các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng chung dựa trên tổng dư nợ tín dụng từ nhóm 01 đến 04 và trích lập dự phòng cụ thể dành cho các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Đối với các khoản nợ xấu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định như sau:
Nợ nhóm 3: 20% Nợ nhóm 4: 50% Nợ nhóm 5: 100%
Mức trích lập dự phòng cụ thể được xác định theo công thức: Ri = (Ai – Ci) x r
Trong đó:
Ri: số tiền dự phòng cụ thể cho từng khoản vay Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i
Ci: Giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo quy định
2.2.1.2 Quy định về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và chi nhánh Tây Tiền Giang
Ngân hàng Vietinbank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng của Vietinbank là trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn, trở thành một trong những đối trọng với các tập đoàn tài chính – ngân hàng đa quốc gia ở thị trường Việt Nam và vươn xa hơn ở khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu đề ra, Vietinbank luôn chú trọng phát triển bền vững, không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động. Một trong những nội dung quản trị rủi ro được chú trọng là quản lý nợ xấu, trong đó gồm quản lý nợ xấu tại Vietinbank. Để tuân thủ quy định của NHNN, hướng đến tiếp cận Basel II theo thông lệ thế giới, Vietinbank đã ban hành khung quy định liên quan đến quản lý nợ xấu nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng. Trong đó, chính sách tín dụng, chính sách quản
lý nợ xấu được ban hành năm 2019 đã đưa ra các quy định chi tiết liên quan đến quản lý nợ xấu nói chung. Ngoài ra, đối với nợ xấu, Vietinbank đã ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận Basel II. Trong đó, quy định rõ cơ sở để phân nhóm nợ dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Ngoài ra, có những khoản nợ sẽ được phân vào nhóm nợ cao hơn khi có nhiều yếu tố rủi ro. Ngân hàng đồng thời cũng ban hành văn bản liên quan đến quản lý nợ xấu, trong đó hướng dẫn chi tiết các bước xử lý nợ có vấn đề nói chung và nợ xấu nói riêng. Các bước này được trình bày cụ thể tại Hình 2.2 dưới đây:
Hình 2.2: Lưu đồ quy trình quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank
Nguồn: Vietinbank – quy định về quản lý nợ có vấn đề
Việc ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến quản lý nợ nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng của Vietinbank cho thấy ngân hàng có sự quan tâm đúng mực đến việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Các văn bản ban hành được đánh giá tiếp cận với thông lệ quốc tế Basel II giúp cho các chi nhánh chuẩn hóa các bước, nghiệp vụ, thủ tục liên quan
đến quản lý nợ xấu (Vietinbank, 2019).