Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ.

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 71 - 78)

Phủ.

NHTM nói chung và ngân hàng VietinBank nói riêng luôn cần một kim chỉ nam định hướng hoạt động đúng đắn và hiệu quả. Với vai trò là quản lý và tư vấn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước và Chính phủ cần có kế hoạch tổng hợp, phân tích thông tin thị trường để đưa ra những thống kê, báo cáo có hàm lượng khoa học cao đặc biệt là những thông báo, nghiên cứu hay thông tin liên quan đến các hoạt động tín dụng để các NHTMcó cơ sở thông tin về tình hình thị trường. Từ những thông tin này, các NHTMcó thể đưa ra được các định hướng cho các hoạch định chính sách tín dụng, không chỉ đảm bảo việc phát triển mà còn hạn chế được những rủi ro.

Ngân hàng hàng nhà nước và Chính Phủ cần nhanh chóng hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay để quyền lợi của các NHTM được đảm bảo trong các giao dịch cho vay. QUy định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của NHTMtrong việc tuân thủ quy chế cho vay. Thường xuyên cập nhật, xem xét để hạn chế sự rườm rà trong các thủ tục pháp lý, gây nên những khó khăn không cần thiết cho quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước cùng các bộ ngành liên quan cần làm việc để thống nhất một quy trình để xử lý nợ xấu, giải quyết những khúc mắc thường gặp phải trong quá trình phát mại tài sản. Việc thống nhất cách làm việc, xử lý các lấn cấn trong quy trình giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc của NHTM trong quá trình xử lý trong việc thi hành án.

Để các NHTM có cơ sở để vừa thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm vừa đảm bảo được việc phòng ngừa và phân tán rủi ro trong tín dụng, ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ ban hành các quy định cụ thể để NHTMcó thể dễ dàng áp dụng các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng, phải kể đến như bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phát sinh khác.

3.3.2 Ngân hàng nhà nước và Chính phủ cần tăng cường hoạch định chính sách.

Việc hoạch định chính sách của ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần phải đảm bảo việc cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển bền vững của NHTM nói riêng. Việc siết chặt hay nới lỏng quá mức hay ban hành các chính sách thay đổi đột ngột đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Các NHTM cần được phát triển trong môi trường lành mạnh để đảm bảo tính phát triển bền vững và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những yêu cầu bức thiết đầu tiên trong việc thực hiện mục tiêu này. Bằng việc xem xét tình hình thực tế, thu thập thông tin từ các tổ chức, ban ngành, doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước và Chính Phủ có thể nắm bắt được các xu thế, sự phát triển của xã hội để từ đó có thể đưa ra được những cơ chế chính sách pháp luật phù hợp và tính ứng dụng cao đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc của các ngân hàng thương mại.

Với vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Ngân hàng nhà nước và Chính phủ cần tăng cường phát triển thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng để đa dạng hóa các cơ hội đầu tư và phân tán rủi ro.

3.3.3 Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

NHTM thường sử dụng Trung tâm thông tin tín dụng CIC như là một bộ phận cung cấp thông tin tín dụng để thực hiện quản trị rủi ro. Để đảm bảo tính hiệu quả của việc quản trị rủi ro dựa trên nguồn thông tin này cần phải đảm bảo độ chính xác, cập nhật và đầy đủ. Chất lượng thông tin càng tốt thì các tổ chức tín dụng càng đối mặt với ít rủi ro hơn trong kinh doanh. Các thông tin tín dụng nên bao hàm các thông tin vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, có sự phân tích tổng hợp về đối tượng để thông tin đến các ngân hàng thương mại. Đồng thời, phải luôn luôn đổi mới hiện đại hóa các trang thiết bị và công nghệ để quá trình thu thập thông tin của trung tâm luôn được xuyên suốt và kịp thời.

3.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực, vi phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Chính Phủ cần thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên dưới nhiều hình thức để đảm bảo các hoạt động tín dụng vận hành trong khuôn khổ pháp luật.

Một trong những vấn nạn của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát gây ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra là nội dung thanh tra còn mang tính hình thức, chưa sâu sát với tình hình thực tế, thiếu khoa học và sót thông tin. Chỉ khi khắc phục được những nhược điểm này thì công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sẽ thật sự thực hiện được mục tiêu chính của nó là cảnh báo, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro nhưng không gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngoài việc chú ý đến nội dung, việc sắp xếp

nhân sự hoán đổi trong các đợt thanh tra với các NHTMlà điều cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, khách quan và cũng là cơ hội để nhân viên thanh tra trau dồi kỹ năng nghiệp vụ. Thực hiện định kỳ các đợt đợt đào tạo thanh tra để đảm bảo nhân viên thanh tra không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn mà còn có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức và trách nhiệm với nhiệm vụ quan trọng được giao. Những kiến nghị của các thanh tra cần được ghi chú, theo dõi bởi Ngân hàng nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Thực trạng của các hoạt động thanh tra hiện nay chỉ dừng lại ở việc đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về tính an toàn của ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTMcòn thiếu các tiêu chí cụ thể để các thanh tra có thể đảm bảo tính hệ thống khi triển khai. Do đó, yêu cầu bức thiết cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, ứng dụng công nghệ cao để xây dựng hệ thống giám sát từ xa thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTMvừa đảm bảo tính kết nối, theo dõi sát sao vừa bảo vệ được bí mật kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

3.3.5 Thúc đẩy thị trường mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ là nơi các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác mua các khoản nợ xấu từ ngân hàng. Việc giao dịch các khoản nợ giúp ngân hàng tiếp tục công việc kinh doanh của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không cần phải trực tiếp giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Đặc biệt, các chủ thể trên thị trường mua bán nợ có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp khác nhau để đòi nợ và không chịu áp lực như phía ngân hàng về mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Để đảm bảo quá trình giao dịch trên thị trường mua bán nợ được diễn ra thuận lợi, ngân hàng cần đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ của các khoản nợ được hoàn tất đầy đủ để biến khoản nợ thực sự trở thành hàng hóa mua bán được.

3.3.6 Gia tăng sự phối hợp cung cấp thông tin giữa các Sở, ban ngành quản lý với ngân hàng

Thông tin đối với hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu rất quan trọng, do đó, NHTM cần đa dạng nguồn thông tin trong quá trình quản lý nợ xấu. Nếu có sự phối hợp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, phi tài chính, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính với địa

phương từ các Sở, ban ngành quản lý sẽ giúp ngân hàng có được nguồn thông tin đa dạng, đáng tin cậy để thực hiện nhận diện, đo lượng nợ xấu cũng như làm cơ sở để xác định mức độ rủi ro cũng như lựa chọn biện pháp phù hợp. Việc cung cấp thông tin phối hợp giữa các đơn vị cần được quy định cụ thể hoặc thể hiện bằng văn bản có tính pháp quy để các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc phối hợp cung cấp thông tin, đánh giá khách hàng vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày định hướng hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu của chi nhánh làm cơ sở để đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp. Dựa trên định hướng, trên thực trạng triển khai hoạt động quản lý nợ xấu của chi nhánh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp khách quan khoa học liên quan đến hoạt động quản lý nợ xấu tại Vietinbank CN Tây Tiền Giang. Bên cạnh đó, kiến nghị dành cho Chính Phủ, cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước…

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, một trong những rủi ro mà NHTM cần quan tâm chính là rủi ro tín dụng. Trước thực trạng đó, nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu được xem như là một trong những mục tiêu hàng đầu của NHTM. Do việc tiếp cận với thông lệ quốc tế về quản lý nợ xấu mới chỉ ở giai đoạn đầu, nên hoạt động quản lý nợ xấu của Vietinbank CN Tây Tiền Giang vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là lý do nghiên cứu được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã đạt được bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động quản lý nợ xấu, bao gồm khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu định tính, định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ xấu. Đồng thời cũng đã nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số các quốc gia nhằm đề xuất kinh nghiệm phù hợp cho Vietinbank trong các nội dung tiếp theo.

Thứ hai, nghiên cứu đã làm rõ được nội dung mà Vietinbank đã triển khai trong hoạt động quản lý nợ xấu, phân tích thực tế quản trị rủi ro, cũng như các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả. Dựa trên những phân tích này, đề tài đã rút ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tại vietinbank.

Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết và những đánh giá về thực trạng diễn ra, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng Vietinbank trong giai đoạn tới phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng.

Vietinbank CN Tây Tiền Giang, trong giai đoạn nghiên cứu, đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt trong công tác quản lý nợ xấu khi: (1) ban hành các văn bản quy định chặt chẽ hoạt động quản lý nợ xấu, tuân thủ quy định của pháp luật cũng như tiếp cận với thông lệ quốc tế, (2) kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy những kết quả khả quan của chi nhánh trong hoạt động quản lý nợ xấu…. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục giải quyết các hạn chế của mình trong hoạt động quản lý nợ xấu dựa trên những giải pháp được nêu ra trong luận văn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Diệu Anh (chủ biên) (2003), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông

2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính

3. Nguyễn Đức Cường (2006). Những nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu”.

Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 54, 97 – 103

4. Trương Thị Đức Giang (2019). Quản lý nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm. Tạp chí Tài chính, khai thác từ http://tapchitaichinh.vn/ngan- hang/quan-ly-no-xau-tai-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-va-bai-hoc-kinh-nghiem- 307699.html

5. Đinh Mai Long (2015), Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng: nhìn từ góc độ chính sách công, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 1 (5), 34 - 40

6. Minh Phương (2009). Quản lý nợ xấu tại Việt Nam kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 15, 3 & 18

7. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011). Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 10, 27 – 32 8. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011). Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

9. Nguyễn Văn Tiến (2015). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê

10. Nguyễn Ngọc Thảo (2010). Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Tạp chí thị trường tiền tệ, số 3 & 4

11. Đặng Thu Trang (2017). Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng. Tạp chí Công thương, truy cập từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-quan-ly-no-xau- tai-cac- ngan-hang-27114.htm

12. Đinh Thị Thanh Vân (2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 19, 5 - 12

13. Nguyễn, Thị Hồng Vinh (2017), Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam : Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh

Tài liệu tiếng Anh

1. Basel Committee on Banking Supervision (1988). International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards. Retrieved from

https://www.bis.org/publ/bcbs128.htm

2. Basel Committee on Banking Supervision (1999). Credit risk modelling, current practices and Applications. Retrieved from https://www.bis.org/publ/bcbs49.htm

3. Basel Committee on Banking Supervision (2000). Principles for the Management of Credit Risk. Retrieved from https://www.bis.org/publ/bcbs75.htm

4. Basel committee on banking Supervision, BIS (2001), Principles for the manangerment of credit risk

5. Basel Committee on Banking Supervision (2003). Consultative document, The New Basel Capital Accord. Retrieved from https://www.bis.org/bcbs/bcbscp3.htm

6. Basel Committee on Banking Supervision (2005). International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework). Retrieved from

https://www.bis.org/publ/bcbs128.htm

7. GUO Ning-ning (2007). Causes and solutions of non-performing loan in Chinese commercial banks. Chinese Business Review, Vol 6, No 6

8. Peiser, Richard, Wang, Bing (2002). Non-performing loan resolution in China.

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 71 - 78)