Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 62 - 66)

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động quả lý nợ xấu, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nợ xấu bao gồm nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài và nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong. Cụ thể:

2.3.1.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

Một số rủi ro nội tại gắn liền với ngành nghề kinh tế như rủi ro dịch bệnh, điều kiện tự nhiên tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thủy hải sản. Những thay đổi pháp lý liên quan đến quản lý đất đai, tài nguyên cũng đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Một số khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, không hợp tác trong quá trình xử lý nợ xấu của chi nhánh làm ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu của chi nhánh. Một số các vướng mắc về thủ tục pháp lý trong quá trình phát mãi tài sản bảo đảm làm cho chi nhánh gặp khó khăn trong thu hồi nợ.

Sự phối hợp cung cấp thông tin của các Sở ban ngành liên quan về khách hàng vay vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa nhân viên thẩm định và các cơ quan mà chưa có văn bản phối hợp cụ thể rõ ràng. Ví dụ việc khách hàng chậm nộp thuế, nợ thuế quá hạn nhưng ngân hàng không biết thông tin cụ thể do cơ quan thuế không cung cấp hoặc để cung cấp thông tin thì thủ tục khá phức tạp nên thông tin ghi nhận bị trễ so với kế hoạch của ngân hàng.

2.3.1.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế của chi nhánh bao gồm: (1) công nghệ hỗ trợ quản lý nợ xấu còn hạn chế, (2) trình độ, nhận thức và ý thức chấp hành quy định của nhân viên còn chưa tốt; (3) việc minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro còn chưa tốt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là do công nghệ hỗ trợ của ngân hàng vẫn chưa thực sự hiện đại khi chưa đáp ứng được nhu cầu về phân tích, lượng hóa và đo lường rủi ro tín dụng cũng như xác định mức dự phòng tín dụng phù hợp. Mặc dù đã có phần mềm nhưng các báo cáo vẫn chưa được thiết lập tự động, các số liệu vẫn được còn được tổng hợp thủ công dễ dẫn đến sai sót và tốn nhiều thời gian.Chưa áp dụng các phương pháp lượng hóa rủi ro hiện đại đặc biệt là đối với danh mục tín dụng.

Bên cạnh đó, mặc dù Vietinbank CN Tây Tiền Giang luôn chú trọng khâu đào tạo và nâng cao trình độ, nhận thức của nhân viên, các chính sách, quy trình luôn được cập nhật cho nhân viên nhưng do một số nhân viên chưa nhận thức được trách nhiệm, cũng vì áp lực công việc nên nhân viên chưa thực sự tuân thủ quy định của ngân hàng. Rủi ro tín dụng không phải là khoản vay nào cũng xảy ra nên đôi khi nhân viên chủ quan, không chú trọng vào hoạt động quản lý nợ xấu.

Việc minh bạch trong hoạt động quản lý nợ xấu còn thấp khi một số đơn vị kinh doanh vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng rủi ro tín dụng của đơn vị mình làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của toàn chi nhánh. Sự ra đời của Ban xử lý nợ xấu giai đoạn 2017- 2018 đã giúp cho việc xác định các nợ xấu và bán nợ mang lại hiệu quả cho chi nhánh. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm thấp nhưng việc không duy trì ban quản lý nợ xấu đã làm cho mức độ trầm trọng của nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm 5. Vì vậy, vai trò của ban quản lý nợ xấu cần được xem xét và duy trì để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nợ xấu, đặc biệt là phải thực hiện các hoạt động đôn đốc xử lý các khoản vay, thúc đẩy việc xử lý các nợ xấu có tài sản bảo đảm. Mặc dù thực hiện tốt việc phân loại nợ nhưng chủ yếu là thực hiện theo định kỳ và bất thường đặc biệt là trong thời điểm có biến động, điển hình là khi có sự thay đổi về pháp lý, ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng vay thì chi nhánh không đánh giá rủi ro thực hiện phân loại nợ, tác động của thay đổi pháp luật. Điều này làm cho việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng chưa thực sự triệt để, có thể gây tác động tiêu cực trong hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng trong tương lai nếu không được kiểm soát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích và rút ra đánh giá liên quan đến công tác quản lý của Vietinbank CN Tây Tiền Giang. Trong đó, chi nhánh đã thực hiện các quy định của Vietinbank nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ xấu được phân tích bao gồm nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Trên cơ sở nội dung phân tích, đề tài rút ra một số đánh giá khách quan về kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra kiến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu 1280_234324 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w