Khuyến nghị về việc truyền thông và đào tạo KPI cho nhân sự

Một phần của tài liệu Xây dựng và áp dụng chỉ số hiệu suất công việc (kpi) của văn phòng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Khuyến nghị về việc truyền thông và đào tạo KPI cho nhân sự

Truyền thông: Thực hiện công tác truyền thông yêu cầu đạt được sự am hiểu thống nhất về KPI từ quản lý tới nhân sự. Về thay đổi nhận thức của người đánh giá và người được đánh giá: Khi nhân sự chưa nhận thức được

tầm quan trọng, mục đích và hiệu quả của việc đánh giá sẽ là một trong số những nguyên nhân làm cho hệ thống đánh giá thực hiện công việc của công ty không đạt hiệu quả như mong muốn, người lao động và cả người đánh giá đều không thực sự muốn công ty áp dụng chỉ tiêu KPI vào trong đánh giá công việc. Do đó trước tiên để hệ thống đánh giá thực hiện công việc thực sự phát huy hết hiệu quả tại công ty thì người lao động và người đánh giá phải hiểu rằng những lợi ích mà họ thu được từ việc áp dụng quy trình đánh giá thực hiện công việc của công ty là rất lớn.

Phòng Nhân sự cần phải có sự tư vấn về vai trò, lợi ích của việc đánh giá thực hiện công việc cho toàn thể công ty, việc này có thể thực hiện bằng những văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc tổ chức một hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn nhân sự để toàn thể nhân viên cũng như cấp trên của họ thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc. Bộ phận nhân sự có trách nhiệm cải tiến kênh truyền thông nhằm đưa thông tin đánh giá đến người lao động.

Cải thiện việc trao đổi, phản hồi về mục tiêu công việc cũng như kết quả đánh giá giữa người quản lý trực tiếp và người lao động, nhằm đảm bảo hiệu quả lao động cao nhất của công tác tăng cường sự thấu hiểu giữa hai bên.

Tăng cường việc truyền thông cho nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc áp dụng KPI vào trong đánh giá thực hiện công việc, để người lao động hiểu được mục đích của nó, cùng với đó là giải đáp các thắc mắc trong việc triển khai KPI đối với nhân viên và tiếp nhận các góp ý xây dựng KPI của các cấp dưới. Khuyến nghị này nhằm giải quyết nhược điểm 1.

Đào tạo: Người tham gia vào đánh giá thực hiện công việc thường là lãnh đạo cơ quan và các cấp quản lý

Trước tiên để có thể sử dụng KPI có hiệu quả vào công tác đánh giá thực hiện công việc, nhà lãnh đạo, các cấp quản lý phải là người am hiểu nhất về KPI và phương pháp xây dựng nó cho cơ quan mình. Để làm được điều đó người quản lí phải là đối tượng tiên phong trong công tác tìm hiểu, nghiên

cứu về giá trị KPI và phương án phù hợp với lĩnh vực hoạt động và quy mô của cơ quan mình.

Lãnh đạo Công ty cần phải nhận thức được tầm quan trọng và khả năng áp dụng KPI và bộ phận của mình.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình mới, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có khả năng thích ứng với môi trường để có thể đưa KPI vào ứng dụng phù hợp với từng bộ phận trong cơ quan.

Trên cương vị là người quản lý, là người trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình áp dụng KPI của nhân viên người quản lý cần nâng cao kĩ năng đánh giá. Với vai trò của mình các trưởng phòng, phó phòng cần giúp việc xây dựng và áp dụng được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo tính thống nhất trong quá trình hoạt động.

Nhân viên có ý thức chủ động tìm hiểu, tự nâng cao kiến thức về KPI qua các khóa đào tạo online, sách báo. Năng động và có sự cầu thị về phương thức, mục tiêu KPI mà cơ quan xây dựng. Tích cực đóng góp ý kiến để lãnh đạo hoàn thiện bảng KPI phòng. Xây dựng mối quan hệ hòa hợp với các nhân viên trong phòng để có sự kết hợp hài hòa ăn ý nhất, vượt chỉ tiêu KPI đã đề ra.

Khuyến nghị về công tác đào tạo giúp giải quyết nhược điểm 2 về nhận thức của nhân viên trong việc vận hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng và áp dụng chỉ số hiệu suất công việc (kpi) của văn phòng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)