Nghệ An
2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đaivà tổ chức thực hiện các văn bản đó. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Hội đồng Chính phủ quy định việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước như sau:
Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn XHCN.
* Thời kỳ trước Luật Đất đai 2013
Trước Luật Đất đai năm 2013 ra đời, cùng với các địa phương khác trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân đã thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về công tác quản lý đất đai.
Thực hiện nghị quyết 169/CP năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai nhà nước. Thực hiện quyết định 201/CP ngày 01/01/ 1980 về việc thống nhất quản lý đất đai và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị 299/TTG của Thủ tướng Chính phủ về đo đạc phân hạng, đăng ký, thống kê đất đai (1981 - 1985).
Thực hiện nghị quyết 201/QĐ - ĐKTK ngày 14/07/1989 và Thông tư hướng dẫn 302TT/ ĐKTK của Huyện Quản lý ruộng đất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 là một trong những Bộ luật quan trọng thể hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013 đã có tác động tích cực giải quyết vấn đề thiết thực trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cả nước. Hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai cũng như hệ thống tổ chức của ngành địa chính ngày càng được kiện toàn từ TW đến địa phương đã góp phần hữu hiệu trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Luật Đất đai chưa thường xuyên nên tình trạng vi phạm phát luật về đất đai xảy ra còn nhiều, lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép, mua bán chuyển nhượng trái phép không thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công tác quản lý đất đai còn nhiều sơ hở do cán bộ Xã thiếu chuyên môn nghiệp vụ. Có thể nói từ sau Luật Đất đai năm 2013 ra đời, người dân có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội làm nảy sinh những vấn đề mới xuất phát từ thực tế cuộc sống gây không ít khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc giải quyết những mâu thuẫn, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai. Do đó Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật của đất đai năm 2009 và năm 2013 đã kịp thời điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Điều này chứng tỏ đây là một lĩnh vực đầy phức tạp, nóng bỏng và cực kỳ nhạy cảm, do đó chúng ta cần phải có biện pháp quản lý đất đai theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
- Thứ nhất, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của cá Bộ, Ngành ở TW và UBND tỉnh, Phòng Tài Nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện, xã triển khai thực hiện sâu rộng các chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước đến cán bộ, nhân dân để mọi người cùng nhận thức được và thực hiện tốt các nội dung quy định của Luật Đất đai.
Từ những văn bản cụ thể của Luật đã ban hành, UBND xã đã tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các ngành, cơ sở trong toàn xã để thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương nhằm nâng cao tính pháp lý và thực hiện hiệu quả của pháp Luật Đất đai.
- Thứ hai, công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện quyết định 37/QĐ – TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân định ranh giới hành chính các cấp, đến nay đã có 12/12 Xã, thị trấn đã được xác định rõ ràng, chính xác, không xảy ra tranh chấp khi giải quyết phân định ranh giới hành chính. Ranh giới hành chính giữa Xã và các đơn vị hành chính xung quanh đã được phân định rõ ràng.
Đây là biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất và biến động đất, là cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý ruộng đất thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
- Thứ ba, công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính
Công tác đăng ký về nhà ở và đất đai là thủ tục đầu tiên để cấp giấy CNQSD đất theo Luật Đất đai năm 2013, Sổ địa chính được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân tổ chức, hộ gia đình và diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất theo luật.
Trong công tác này; huyện đã làm từ trước năm 2013, nên khi Luật Đất đai 2013 ra đời cho đến nay thì việc này có thuận lợi hơn so với các địa phương khác. Huyện đã triển khai phương án của UBND huyện Quỳ Châu và công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, lập thủ tục cấp giấy CNQSD đất giúp cho công tác quản lý đất đai được chặt chẽ hơn và dần dần đi vào nề nếp. UBND huyện đã tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai như: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 181/2014/NĐ-CP ngày 29/10/2014 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai; xác định địa giới hành chính,
lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; hoàn thành công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho toàn huyện và các xã.