Tuy nhiên công tác quản lý sử dụng đất đai tại huyện vẫn còn những tồn tại khó khăn sau:
Một là, hiện nay quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, tình hình biến động đất đai có những diễn biến phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo nhưng tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng các công trình trái phép trên đất đã có quy hoạch sử dụng đất được duyệt vẫn còn xảy ra.
Hai là, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép vẫn xảy ra trên địa bàn huyện gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý.
Ba là, tình trạng chuyển nhượng đất trái phép không thông qua chính quyền trong những năm qua tuy có giảm nhưng vẫn diễn ra ở một số xã. Tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai đã có chiều hướng giảm nhưng số lượng đơn thư có liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều (70% - 80%) số đơn thư gửi đến UBND huyện có liên quan đến đất đai), đã làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội trên địa bàn.
Bốn là, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép vẫn xảy ra trên địa bàn huyện nhiều hộ gia đình có đất đồi rừng hoặc đất ao… Đã tự ý san tạo mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch được duyệt khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đã làm mất mỹ quan đô thị, khu dân cư nông thôn, tình trạng sạt lở đất gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân vẫn diễn ra. Dòng chảy của các con suối bị lấn chiếm sinh ra úng lụt tại một số khu vực gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý.
Năm là, tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xuyên và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Việc giải quyết đơn thư KN,TC, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính; nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình, đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, KN,TC về đất đai.
Kết luận chương 2
Ở chương 2 luận văn đã tập trung làm rõ tình hình hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An , thực trạng quản lý tổ chức và hoạt động, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng về đất đai trên địa
bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Thực trạng được đưa ra dưới các góc độ khác nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Qua đó cung cấp lý luận cơ bản để đưa ra các giải pháp Tăng cường QLNN về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN