3.1.1. Định hướng
Một là, phát triển huyện Quỳ Châu phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết đinh số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 và Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 04/12/2020.
Hai là, khai thác, phát huy sự đa dạng, độc đáo về cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa đặc trưng của huyện để phát triển kinh tế - xã hội. Coi đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển du lịch.
Ba là, tập trung giảm nghèo một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời tận dụng, khai thác mọi lợi thế, cơ hội để đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa. Chú trọng vào liên kết vùng, nhất là Quỳ Hợp và Quế Phong trong phát triển kinh tế, nhất là trong xây dựng thương hiệu một số sản phẩm gắn với vùng Phủ Quỳ xưa, đặc biệt là phát triển du lịch.
Bốn là, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên đầu tư cho những vùng còn khó khăn: vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người... để có bước phát triển nhanh hơn, đảm bảo sự tiến bộ đồng đều giữa các vùng. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.
Quản lý đất đai phải được thể hiện thông qua các văn bản và có tính chất pháp lý cao, có các tổ chức do nhà nước quy định đảm bảo điều chỉnh được mọi quan hệ đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin cho quá trình quản lý được nhanh hơn giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phát triển hệ thống quản lý đất đai dân chủ, công khai minh bạch đến từng người dân, ban hành các quyết định kiểm tra giám sát việc thi hành chính sách pháp luật về đất đai.
3.1.2. Mục tiêu phát triển Kinh tế- xã hội của huyện Quỳ Châu
* Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2025 , biến huyện Qùy Châu trở thành huyện có sự phát triển KT – XH khá của vùng Miền Tây Nghệ An. Đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá trong các ngành, lĩnh vực của huyện gắn với việc tái cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tăng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường ngày càng phát triển, ổn định xã hội và quốc phòng an ninh.
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Phát triển kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10-11%/năm, trong đó nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5,44%; Công nghiệp - xây dựng tăng 17,77%; dịch vụ tăng 10,9%.. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 33,4%; Công nghiệp - xây dựng 19,4%; Dịch vụ - thương mại 43,2%.GTTT bình quân đầu người đến năm 2020 (theo giá HH) đạt trên 40 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 40 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2025-2030 đạt khoảng 2.000 – 2.500 tỷ đồng.
- Mục tiêu xã hội: Giai đoạn 2025 - 2030, tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân 1,0%. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 800 - 1.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45% năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3,5- 4%. Phấn đấu tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia là 91%. Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đến năm 2020 có 83,3% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khám và chữa bệnh cho nhân dân, từng bước nâng cao các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ nhân dân đạt mức khá của tỉnh. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 14%.Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt: 78-80%; tỷ lệ làng bản văn hóa đạt 77- 78%; tỷ lệ xã có thiết chế văn hoá TT-TT đạt chuẩn Quốc gia đạt 91,7%; tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể thao thường xuyên là 35%, tỷ lệ gia đình thể thao 25- 30%. Phấn đấu có 100% số xã và trên 95 thôn bản có điện lưới quốc gia, trên 96% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 95% dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% số xã, bản được phủ sóng phát thanh, truyền hình.
- Mục tiêu bảo vệ môi trường: Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ đạt 78% vào năm 2020. Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; trên 90% rác thải được thu gom, xử lý vào năm 2020.
- Về quốc phòng, an ninh: Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng quốc phòng vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng Quỳ Châu thành khu vực phòng thủ vững chắc.
* Mục tiêu Tăng cường QLNN về đất đai
- Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, áp dụng công nghệ kỹ thuật số cho quá trình cấp và quản lý sổ đỏ dựa trên cơ sở hệ thống bản đồ địa chính dạng số được chỉnh lý biến động thường xuyên, cơ bản được cập nhật đầy đủ, kịp thời.
- Thường xuyên kiểm kê thống kê đất đai được tự động hóa dựa trên hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.
- Hệ thống chính sách pháp luật phải tăng cường tạo điều kiện tối đa cho người dân theo nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân và đại diện là Nhà đảm bảo dân chủ,
- Tăng cường hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
- Phải có những quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý đất đai đồng bộ từ huyện đến các xã, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà
nước về đất đai trên phạm vi cả huyện, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả