Tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất, quy

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU (Trang 97 - 101)

đất, quy hoạch đô thị

Trên cơ sở các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến động sử dụng đất, việc đánh giá các nguồn lực, lợi thế cũng như các dự báo về chiến lược phát triển toàn diện của huyện đến năm 2020. Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý đất cần dựa trên hệ thống các quan điểm sau:

- Một là, khai thác khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất đai.

Khi sử dụng đất, nhất là đất có khả năng sản xuất hạn chế thì việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong việc sử dụng đất.

Đối với sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là Tăng cường hệ thống thuỷ lợi đảm bảo yêu cầu tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Với diện tích đất có hạn, trong khi dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích là cần thiết, nhưng không thể tăng thêm vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt, ăn, ở và làm việc của người dân, việc tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.

Đối với khu dân cư nông thôn huyện cần được bố trí một cách hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất, thuận lợi cho phát triển xã

hội. Vì vậy cần xác định và ổn định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch. Sử dụng nguồn tài nguyên đất cần phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hai là, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Khi diện tích đất có hạn thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm trước mắt và lâu dài đòi hỏi phải có những sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất một cách phù hợp đáp ứng đúng, đủ và hợp lý nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu phát triển đòi hỏi cần đầu tư nâng cấp cải tạo, mở rộng, phát triển nhiều công trình trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, vui chơi giải trí… Nhu cầu đất cho các mục đích này là rất cần thiết. Việc phát triển các khu đô thị, các khu dân cư nông thôn trong những năm tới cần một quỹ đất không nhỏ và chủ yếu sử dụng từ đất nông, lâm nghiệp, vì vậy trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải cân nhắc đạt hiệu quả 3 chỉ tiêu là kinh tế, xã hội và môi trường.

- Ba là, giành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong những năm gần đây, huyện đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép rất lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Vì vậy cần phải cân đối bố trí một quỹ đất hợp lý cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giải quyết các vấn đề này là một bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống

giao thông cần tiến hành đồng bộ trước khi mở rộng các đô thị, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của huyện trong tương lai được phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bước theo hướng hiện đại, với tầm nhìn lâu dài đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

- Bốn là, làm giàu và bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài.

Khai thác, sử dụng đất của huyện cần được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá, xói mòn, nhất là đối với đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp bằng việc xây dựng một hệ thống canh tác bền vững. Sử dụng đất phải được gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường. Các chất thải trong sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phải được xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất và ô nhiễm môi trường nước, không khí.

Trong nông nghiệp, tính độc hại của các chế phẩm hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Cũng cần được xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Ở một góc độ khác, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của huyện sẽ có sự tác động mạnh mẽ tới việc bảo đảm môi trường, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực. Việc bảo vệ môi trường cần được đặt trong bối cảnh biến đổi thường xuyên của các tỷ lệ trong cấu trúc môi trường. Các thay đổi này có sự kiểm soát và đánh giá, cần có giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực và các chi phí cần thiết bảo vệ môi trường, tương đương với giá trị môi trường tăng hoặc giảm do các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại.

Thực hiện tốt pháp lệnh về dân số với các biện pháp đồng bộ từ tuyên truyền đến triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trú trọng đến đến giãn số lần sinh trong độ tuổi sinh sản, hạn chế trường hợp sinh con thứ ba.

Hàng năm giải quyết việc làm cho 2.500 lao động trở lên, tăng cường bổ sung lực lượng lao động trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và du lịch.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị: Đến năm 2025 còn 2,1%.

Giai đoạn 2020 - 2025 dự kiến xuất khẩu 1.500-2000 lao động.

Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, hạn chế tăng khoảng cách giầu nghèo nhất là giữa thành thị và nông thôn.

Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ nghèo từ 1% trở lên.

Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng trở lên.

- Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn giai đoạn 2020 -2015, chuyển 02 xã: Nam Cường, Châu Bình thành phường;

Tiếp tục đầu tư mở rộng đô thị sang các xã, sẽ tạo cho huyện nét độc đáo của một đô thị hiện đại mà trữ tình. Dự kiến trung tâm tổng hợp của huyện mới bao gồm: Khu trung tâm thương mại mới; khu trung tâm văn hoá hành chính; khu trung tâm y tế, giáo dục đào tạo; trung tâm thể thao và cây xanh, trung tâm công nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn các tiêu chí của nông thôn mới. Xây dựng đường ô tô kết nối các điểm cộng đồng dân cư, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu vực nông thôn. Mở rộng xã hội hóa nhằm đảm bảo cung cấp tốt các dịch vụ xã hội cơ bản. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, đảm bảo các hộ dân cư có thể tiếp cận internet. Phát triển mạng lưới cung cấp điện đáp ứng yêu cầu với chất lượng cao phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Đảm bảo sử dụng nước sạch theo hướng kết hợp giữa phát triển mạng cung cấp nước tập trung và phân tán. Xử lý tốt vấn đề môi trường khu vực nông thôn. Tìm kiếm và phát triển mô hình tổ chức xã hội nông thôn theo hướng tăng cường vai trò của cộng đồng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w