- Thứ nhất, công tác thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai
Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổng thu các khoản từ đất hàng năm chiếm từ 35% đến 40% trong tổng thu ngân sách của huyện Các số thu về đất trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An năm sau cao hơn năm trước.
Bên cạnh việc quản lý bằng biện pháp hành chính, pháp Luật Đất đai ngày càng chú trọng đến việc quản lý bằng các biện pháp kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai thông qua việc quy định giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai. Nguồn thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước đều tăng qua các năm.
- Thứ hai, công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Trong những năm qua, thị trường bất động sản tỉnh Nghệ An nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng tại huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An diễn ra
có lúc rất sôi động, song rất khó quản lý, hoạt động mang tính tự phát, các cơ quan quản lý nhà nước chưa định hướng được sự phát triển của thị trường này. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 ban hành thị trường bất động sản về quyền sử dụng đất khá sôi động do nhiều yếu tố khách quan, đã tạo cho ngân sách nguồn thu lớn.
Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân liên quan; đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn huyện Qùy Châu.
Công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương.
- Thứ ba, công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua việc cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan khác thì HĐND huyện thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Việc giám sát phải bảo đảm khách quan,
trung thực, đúng pháp luật. Mục tiêu giám sát về quản lý và sử dụng đất đai là để đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, xem xét việc quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về đất đai.
Qua giám sát rút ra kết luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng đất nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; hạn chế tình trạng quản lý, sử dụng đất sai quy hoạch, kế hoạch và những tồn tại, tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng đất. Trong thời gian qua để thực hiện chức năng giám sát đảm bảo hiệu quả, chất lượng, HĐND huyện đã tập trung giám sát những nội dung chủ yếu như: giám sát việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất; giám sát việc chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó chú trọng công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất, thu hồi chuyển mục đích đất rừng đặc dụng, phòng hộ, đất trồng lúa; giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giám sát việc đền bù giải phóng mặt bằng; giám sát các dự án tạo quỹ đất; giám sát việc đấu giá quyền sử dụng đất; giám sát tài chính về đất đai, giá đất.
Hoạt động giám sát của HĐND được thực hiện thông qua các cuộc giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND, của Ban kinh tế - ngân sách; giám sát thường xuyên thông qua hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đối với các nghị quyết liên quan đến đất đai, giám sát của các tổ đại biểu, các đại biểu HĐND qua hoạt động tiếp xúc cử tri và những khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng. Trước khi tiến hành giám sát, Đoàn giám sát có công văn đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương được giám sát, theo chức năng, nhiệm vụ phân công, phân cấp quản lý chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đúng đắn về các nội dung báo cáo.
- Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
Trong thời gian qua huyện Qùy Châu đã chỉ đạo tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất và việc chấp hành các quy định về pháp Luật Đất đai. Hiện nay tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, duy trì kiểm tra thường xuyên tại địa bàn 12 xã, thị trấn để xử lý và giải quyết kịp thời những vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp Luật Đất đai ở các địa phương còn chậm, nhất là đối với các dự án khu thương mại, du lịch, dự án phát triển nhà ở không phải là khu đô thị mới, dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,...đã không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư gây lãng phí đất đai, nhiều trường hợp thực hiện thu hồi đất chưa đúng quy định dẫn đến khiếu kiện kéo dài; có 21% số tỉnh, thành phố được thanh tra giao đất cho các dự án xây dựng khu nhà ở, khu du lịch - thương mại và sản xuất, kinh doanh không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; có 17,8% số tỉnh, thành phố được thanh tra giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có sai sót như: xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, hạn mức đất ở chưa đúng dẫn đến chậm tiế độ cáp Giấy, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc xác định giá đất cụ thể ở địa phương chưa phù hợp với giá thị trường nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư hay bị khiếu kiện, chậm so với tiến độ đề ra.
- Thứ năm, công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thực hiện việc cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa”:
Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; Quyết định số 136/2019/QĐ-TTg ngày 17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2019 - 2016; Quyết định số 387/QĐ-UB ngày 16/9/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao cho UBND huyện Qùy Châu xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”. Ngày 20/11/2018 UBND huyện Qùy Châu có Quyết định số 120/QĐ-UBND, ban hành bản quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Qùy Châu; Quyết định số 1021/QĐ-UB, ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND huyện Qùy Châu. Công việc được tiến hành thuận lợi hơn, đã rút ngắn được thời gian trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống còn 10-15 ngày tại huyện Công tác chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền dẫn tới biến động đất đai và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được thuận lợi hơn.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, giải quyết hồ sơ đất đai theo phương pháp dịch vụ công của huyện đã được hình thành và phục vụ tốt cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
- Thứ sáu, công tác quản lý nhà nước về môi trường
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường huyện đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về quản lý và bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Cụ thể là các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp được di chuyển vào cụm công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đã được di dời ra ngoại thành; các bệnh viện đã có những biện pháp xử lý rác thải, nước thải theo đúng quy trình. Nhìn chung môi trường huyện Qùy Châu chưa bị ô nhiễm.
Hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước được tăng cường; các điểm nóng về ô nhiễm môi trường cơ bản đã được kiểm soát, xử lý; tình trạng ô
nhiễm môi trường kéo dài tại một số cơ sở sở sản xuất đã được chấm dứt, không phát sinh điểm nóng mới hoặc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư công trình xử lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được chú trọng về chất lượng, dần trở thành công cụ quản lý hiệu quả; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cơ bản đã được xử lý; những điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đang từng bước được khắc phục. Rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 77,4% (trong đó khu vực đô thị đạt 91%); chất thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy định 100%; chất thải nguy hại cơ bản được kiểm soát, xử lý đúng quy định; nước thải đô thị thu gom, xử lý được 60%, dự kiến đến năm 2020 sẽ thu gom xử lý đạt 100%.
* Thứ bảy, công tác điều tra khảo sát đo đạc, đánh giá đất, phân hạng, lập bản đồ địa chính.
Từ năm 2016 đến năm 2020 trên toàn địa bàn huyện đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính với tổng số 554 mảnh bản đồ, trong quá trình sử dụng, đất đai có sự biến động lớn, bản đồ chưa được chỉnh lý thường xuyên, nên hiện nay có nhiều hạn chế và có những khu vực không đúng với hiện trạng sử dụng đất, hiện tại vẫn chưa được đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác chỉnh lý và in ấn bản đồ mới để thay thế bản đồ cũ.
- Thứ tám, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
UBND huyện tiến hành Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020 của huyện được xây dựng trên cơ sở và căn cứ sau:
+ Luật Đất đai năm 2013;
+ Nghị định số 181/2018/NĐ-CP ngày 29/10/2018 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
+ Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2019 về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
+ Thông tư số 19/2019/TT- BTNMT ngày 02/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Chỉ thị số 01/2020/CT-BTNMT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Công văn số: 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020);
+ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII nhiệm kỳ 2016-2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2016-2020;
+ Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh Nghệ An về việc Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2016-2020;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020;
+ Văn bản số: 795/UBND-XD ngày 08/03/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Phê duyệt nhiệm vụ dự án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Qùy Châu đến năm 2030”;
+ Kế hoạch số: 88/KH-UBND ngày 5/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Quy hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016- 2020) của tỉnh Nghệ An;
+ Tài liệu, báo cáo quy hoạch phát triển của các Bộ, Ngành ở TW và Đề án phát triển của các ngành ở trong tỉnh đến năm 2020 có sử dụng đất trên địa bàn huyện (các quy hoạch xây dựng đô thị, Quy hoạch quốc phòng, Quy hoạch phát triển công nghiệp… Đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện so với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
+ Các tài liệu, số liệu về đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường, số liệu kiểm kê, thống kê đất qua các năm và tiềm năng đất đai của huyện;
Mục tiêu của Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) huyện Qùy Châu là:
- Đánh giá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước nghiên cứu phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2016-2020 và tầm nhìn xa hơn để có phương án đầu tư xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý theo các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đô thị của huyện
Bảng 2.1 Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai
Đơn vị tính : ha