THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ CỦA CÁC

Một phần của tài liệu 2449_012654 (Trang 25 - 29)

1. 4Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI

2.1.1.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ CỦA CÁC

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang cạnh tranh với nhau ứng dụng công nghệ số. Theo đó, hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như:

Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR code); Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp

xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...

Hàng loạt NHTM triển khai các hoạt động hướng đến ngân hàng số như: Vietcombank thử nghiệm mô hình kinh doanh số, thúc đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số và đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử; TPBank triển khai LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay và nhận diện khuôn mặt trong vòng 1 phút và công nghệ định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng nhập tài khoản trong vòng 5 giây; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus...

Nhiều NHTM tích cực chuyển đổi số để đồng nhất các trải nghiệm trên tất cả các kênh thanh toán, phù hợp với xu thế tiêu dùng mới của khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đang ở trạng thái chuyển đổi kỹ thuật số, nghĩa là tích hợp nhiều quy trình số khác nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm có tính “cá thể hóa”.

2 Giai đoạn chuyển

đổi kỹ thuật số Đây là giai đoạn các ngân hàng bắt đầu thực hiện sốhóa toàn bộ các hoạt động của ngân hàng tạo nên trải nghiệm

khách hàng, hỗ trợ nhu cầu khách hàng những gì họ mong muốn. giai đoạn chuyễn đỗi kỹ thuật số ở các ngân

hàng bao gồm việc tích hợp và các kết nối ở giai đoạn 1với nhau để mang đến trải nghiệm cho khách hàng có tính cá nhân.

3 Giai đoạn tái tạo

số Đây là giai đoạn các ngân hàng kết hợp công nghệ vànền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo doanh

thu và kết quả thông qua các chiến lược sản phẩm và trải

Nguồn: Lê nhân Tâm (2018)

So với thị trường nước ngoài ở những nước tiên tiến, số lượng ngân hàng số phát triển ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn. Các ngân hàng chỉ mới ở trong giai đoạn đầu của quá trình số hóa mà thôi. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là các ngân hàng và tổ chức

tài chính cũng đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển mảng dịch vụ này. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì nhiều ngân hàng đã cho ra mắt ứng dụng dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam điển hình như:

Digibank Vietcombank

Ngân hàng Vietcombank đã thay thế dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây và cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank. Khách hàng của ngân hàng số Vietcombank có thể mở tài khoản thanh toán trực tuyến tại VCB Digibank thay vì phải đến thực hiện trực tiếp tại điểm giao dịch ngân hàng. Với ứng dụng này, khách hàng của Vietcombank có thể dễ dàng theo dõi các giao dịch, số dư tài khoản ngân hàng

cũng như việc gửi tiết kiệm online ngay trên VCB Digibank....

Ngân hàng số Timo - Bản Việt

Ngân hàng số Timo là sự kết hợp giữa Timo và ngân hàng Bản Việt, trước đây là ngân hàng VPBank. Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam hoạt động như một ứng dụng

trên điện thoại với nhiều ưu điểm vượt trội như miễn phí nhiều giao dịch, đăng ký nhanh

chóng tiện lợi, nhiều ưu đãi hấp dẫn,.. .Ngoài ra, hiện nay Timo còn ra mắt thêm nhiều tính năng khác như Timo Star Club.

Ngân hàng số Yolo- VPBank

Ngân hàng số Yolo là ứng dụng của ngân hàng VPbank ra mắt năm 2018. Tuy có nhiều tính năng nổi bật nhưng hiên này Yolo lại không được nhiều người biết đến, đây là hạn chế lớn nhất của ngân hàng số này.

Ngân hàng số Live - Techcombank

Ngân hàng số Live do ngân hàng Techcombank phát hành, là mô hình giao dịch trực tuyến 24/7 mới lạ và độc đáo hiện nay, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng mà không cần đăng ký hay tải các ứng dụng nào cả.

Ngân hàng số của MB Bank

Ngân hàng số MB gần đây đã có sự nâng cấp vượt bật cho app MB bank với nhiều ưu đãi và tiện lợi hơn trước rất nhiều.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, có đến 94% tổ chức tín dụng (TCTD) đang triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Đến tháng 8/2020, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động.

Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán

qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng kỳ năm 2016).

Như vây, có thể thấy Việt Nam được xem là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngân hàng số, với quy mô 96,9 triệu dân, cơ cấu dân số trưởng thành (tỷ lệ người trưởng thành chiếm khoảng 70%), trong đó, tỷ lệ người sử dụng internet là khoảng 68,17

triệu dân, chiếm khoảng 70%. Đi cùng với xu hướng trên thế giới và sự gia tăng trong việc đặt các ứng trực tuyến như dịch vụ đặt xe, đặt phòng khách sạn,.. khẳng đinh việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam sẽ có nhiều điểm khởi sắc.

Một phần của tài liệu 2449_012654 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w