GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 2449_012654 (Trang 81 - 82)

1. 4Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NGÂN HÀNG

ngân hàng số. Đề tài chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H7 có tác động cùng hướng đến ý định sử dụng ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại Bình Dương là nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro -bảo mật- an toàn, chuẩn chủ quan, chi phí chuyển đổi, nhận thức hữu ích. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ một biến số là cảm nhận sự thích thú đã không có tác động trong mô hình. Nhìn chung kết quả thể hiện ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng xuất phát từ giá trị hữu ích, tiện dụng của dịch vụ, ngoài ra ý định này còn chịu tác động bởi các yếu tố khác như văn hóa, xã hội.. .Từ kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu, đề tài có thể đề ra các giải pháp khả thi nhầm nâng cao ý định sử dụng ngân

hàng số của khách hàng.

Kết quả nghiên cứu đã góp một phần nhỏ trong việc xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại Bình Dương. Tuy nhiên còn tồn tại số ít hạn chế vì nguyên do chủ quan như mẫu nghiên cứu chưa đại diện

cho tổng thể như mong muốn, hạn chế này tác giả sẽ cải thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.

5.2 Giải pháp nâng cao tác động ý định sử dụng ngân hàng số đếnkhách khách

hàng cá nhân

Căn cứ kết quả có được từ nghiên cứu định lượng, đề tài đã xác định được các nhân

tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại thị trường tỉnh Bình Dương. Cụ thể là theo kết qua phân tích các

yếu tố nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro- bảo mật- an

toàn, chuẩn chủ quan, chi phí chuyển đổi, nhận thức hữu ích đều có tác động cùng chiều

đến ý định sử dụng. Thế nên để nâng cao ý định sử dụng và sử dụng dịch vụ ngân hàng số, thì các NHTM cần có các giải pháp để gia tăng tính tác động của các nhân tố này. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đề xuất đến các ngân hàng thương mại những kiến nghị như sau

5.2.1 Nâng cao sự tự chủ và dễ sử dụng cảm nhận

Ket quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố nhận thức dễ sử dụng là nhân tố tác động

mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ, tuy nhiên với kết quả thống kê cho thấy ý định sử dụng dịch vụ theo nhận thức dễ sử dụng có giá trị trung bình tương đối thấp là 3,19. Vì vậy các ngân hàng cần phải tác động thêm đến nhận thức dễ sử dụng của khách hàng

qua các biện pháp liên quan đến việc thiết kế trang web, các App ngân hàng số dễ dàng với tất cả các giao dịch cụ thể là:

Các website ngân hàng số ngoài việc được thiết kế hiện đại thì thì tính năng dễ sử dụng và sự thân thiện với khách hàng cũng cần được các ngân hàng lưu ý hơn. Giao diện

ngân hàng số có vai trò tương tác trực tiếp với khách hàng nên cần chú trọng thiết kế phù hợp mọi đối tượng khách hàng kể cả những người không thành thạo về công nghệ. Những hạn mục khách hàng thật sự cần, thường xuyên sử dụng nên được nhấn mạnh. Ngân hàng số luôn có tài liệu hướng dẫn sử dụng cho các tính năng, sản phẩm dịch vụ ngắn và dễ hiểu đến mọi đối tượng.

Các sản phẩm mới thường xuyên được cập nhật và hướng dẫn sử dụng qua các bước

cụ thể. Việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm ngân hàng số của mình cần thực hiện thường xuyên, liên tục để khách hàng có cơ hội cảm nhận thấm nhuần sản phẩm đó. Nâng cao nhận thức của khách hàng về việc sử dụng ngân hàng số là một điều đơn giản và khách hàng có thể thực hiện được bất cứ khi nào mình cần.

Mặt khác để nâng cao khả năng sử dụng, sự hiểu biết cho khách hàng, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện để đào tạo hoặc chỉ dẫn cho khách hàng cách sử dụng hệ thống. Thường xuyên tổ chức có các buổi hội thảo đến với khách hàng về kiến thức ngân hàng số và kỹ năng để giao dịch ngân hàng Online. Phải gửi những thông tin cần thiết khi hệ thống có sự thay đổi nào đó để giúp khách hàng có thể nắm bắt thông tin kịp thời.

Một phần của tài liệu 2449_012654 (Trang 81 - 82)