1. 4Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
2.3.2 CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Theo Nguyễn Đinh yến Oanh và Phạm Thị Bích Uyên (2016) sau quá trình khảo sát và thu thập dữ liêu từ 325 người tiêu dùng đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh An Giang. Cùng với việc phân tích các dữ liệu thu thập được bởi phương pháp kiểm
định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
tiêu dùng tỉnh An Giang: (1) Tính linh hoạt, (2) Dịch vụ đa dạng, (3) Nhận thức sự hữu ích, (4) Nhận thức sự tín nhiệm và (5) Nhận thức tính dễ sử dụng. Trong đó, tính linh hoạt là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động. Ve
mặt học thuật, nghiên cứu đã góp phần giới thiệu thang đo lường ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động ở Việt Nam.
Khưu Huỳnh Khương Duy (2016) cho rằng, Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực trạng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, đề tài đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ điện tử tại ngân hàng. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Đồng Nai. Bên cạnh đó, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính- SEM, với kết quả là các yếu tố hình ảnh ngân hàng, sự hữu ích cảm nhận, hiệu quả mong đợi, cảm nhận hệ thống và khả năng tương thích đều có tác động đến chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
của khách hàng.
Theo Nguyễn Bình Minh và Trịnh Xuân Trường (2018), có năm nhân tố tác động đến ý định chấp nhận sản phẩm mobile banking là: nhận thức sự hữu ích, tính dễ sử dung, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro và kiểm soát hành vi. Tuy nhiên kết quả sau kiểm định cho thấy nhân tố nhận thức rủi ro không có sự tác động đối với mô hình nghiên cứu. 2 yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định chấp nhận sản phẩm mobile banking đó là nhân tố hữu ích và kiểm soát hành vi. Tiếp theo là 2 nhân tố chuẩn chủ quan và tính dễ sử dụng. Mặc dù yếu tố nhận thức rủi ro không có tác động trong mô hình nghiên cứu, nhưng tác giả cũng khuyến nghị các nhà quản lý nên lưu ý yếu tố này vì trong tương lai khi người tiêu dùng có những trải nghiệm hay kiến thức tốt hơn thì yếu tố này chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong đến ý định chấp nhận một sản phẩm công nghệ.
Theo Lê Châu Phú (2019) đã khảo sát từ 340 khách hàng cá nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ. Kết quả từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS đã tiết lộ rằng có 6 yếu tố và mức độ
tác động giảm dần đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá
nhân tại Agribank Cần Thơ như là: Hiệu quả mong đợi; Rủi ro trong giao dịch; Cảm nhận dễ sử dụng; Sự ưa thích cảm nhận; Ảnh hưởng xã hội; thương hiệu ngân hàng. Từ
kết quả đó, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm thu hút khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Cần Thơ.
Bên cạnh đó thì Nguyễn Văn Vẹn và Phạm Tấn Cường (2020) cho rằng Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bao gồm 6 thành phần: Nhận thức sự hữu ích (HIH), Nhận thức kiểm soát hành vi (KST), Chuẩn chủ quan (CCU), Nhận thức
rủi ro (RRO), Khả năng thử nghiệm (TNM), Hình ảnh ngân hàng (HAH). Thang đo HIH
được đo lường bằng 4 biến quan sát với nội dung đề cập đến sử dụng dịch vụ IBMB tiết
kiệm được chi phí, giao dịch dễ dàng, giao dịch mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm được thời gian. Thang đo KST được đo lường bằng 3 biến quan sát và tập trung vào: tính tự tin, đủ nguồn lực cần thiết, đủ khả năng sử dụng, sử dụng dễ dàng. Thang đo CCU đo bằng 4 biến quan sát với nội dung, như: Những người thân (trong gia đình) ủng hộ, đồng nghiệp nghĩ rằng nên sử dụng, cơ quan quản lý tạo điều kiện sử dụng dịch vụ, ngân hàng
khuyến khích sử dụng dịch vụ. Thang đo RRO được đo lường bằng 3 biến quan sát tập trung vào: đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin, hạn chế những sai sót. Thang đo TNM
đo lường bằng 4 biến quan sát: Cơ hội để thử nghiệm sử dụng dịch vụ mới, dễ dàng tiếp
cận thử nghiệm các dịch vụ khác nhau khi có nhu cầu, có thể thử nghiệm dịch vụ trước khi quyết định sử dụng dịch vụ, được phép sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian phù hợp trước khi đưa ra quyết định sử dụng. Thành phần cuối cùng của thang đo HAH đo lường bằng 3 biến quan sát tập trung vào nội dung có ấn tượng tốt về hình ảnh, đặt niềm tin vào dịch vụ, tự hào khi sử dụng dịch vụ. Thang đo mức độ ý định sử dụng dịch
vụ được đo lường bằng 4 biến quan sát để khám phá về cảm nhận chung của KH đối với
dịch vụ IBMB. Cụ thể như: "Mong muốn được sử dụng dịch vụ, nghiêm túc về ý định sử dụng dịch vụ, có kế hoạch sử dụng dịch vụ, sẽ sử dụng dịch vụ khi có cơ hội". tuy nhiên sau quá trình thu thập và phân tích từ 312 phiếu khảo sát đáp ứng yêu cầu, tác giả cho biết chỉ có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Yếu tố Khả năng thử nghiệm không có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 5%), kết quả này trùng hợp với nghiên cứu của Moore and Benbasat (1991). Giải thích nguyên do vấn đề này, sau khi tìm hiểu KH cho rằng việc sử dụng dịch vụ thật và cơ hội thử nghiệm, trải nghiệm dịch vụ là khác nhau, nên KH ít quan tâm nhiều đến yếu tố này.
Theo Trương Quốc Thanh (2020) đã nghiên cứu Số liệu được thu thập từ 300 quan sát là khách đã và đang sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng này. Qua việc
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 05 nhóm nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng internet banking của khách hàng gồm: giá trị và an toàn, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng
xã hội, kỳ vọng hiệu quả và điều kiện thuận lợi. Trong đó, yếu tố "điều kiện thuận lợi" có sự tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng internet banking của khách hàng.
Ngân hàng số chính là mô hình các ngân hàng thương mại hướng tới trong tương lai, nhằm đưa tất cả các hoạt động kinh doanh của mình bằng hình thức online. Khách hàng không cần phải đến trực tiếp các điểm giao dịch của ngân hàng. Điều này hoàn toàn khác so với các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay. Trong giới hạn tiếp cận được các nghiên cứu liên quan của tác giả khóa luận thì các nghiên cứu đa phần tập trung về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, chưa tập trung nghiên cứu đối với các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ngân hàng số. Bên cạnh đó tỉnh Bình Dương là một tỉnh năng động, đang trên đà phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Chính vì những lý do trên mà đề tài cần được thực hiện để đánh giá một cách phù hợp nhất với điều kiện của tỉnh và tính cách con người Bình Dương. Nhằm phát triển hoạt động ngân hàng tại Bình Dương nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, nghiên cứu đã khái quát hóa tới các lý thuyết liên quan về ngân hàng số và các lý thuyết cơ bản về ý định sử dụng của khách hàng nói chung. Bên cạnh đó, đề tài cũng cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho mô hình đánh giá ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng online đối với khách hàng cá nhân. Từ đó tạo cơ sở để thực hiện lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với nghiên cứu trước đó và số liệu thực tế trong chương
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ những cơ sở lý thuyết và các lược khảo nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức của luận văn trong chương này. Đồng thời chương 3 cũng sẽ nêu rõ phương pháp để thực hiện kiểm định biến và đánh giá tác động của các biến.
3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu: