Trò chơi: “ Mario – hành trình đến lâu đài xanh”

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.2. Trò chơi: “ Mario – hành trình đến lâu đài xanh”

* Mục đích của trò chơi:

- Củng cố, luyện tập cho các em kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận diện nhanh, tư duy nhanh trong việc tìm ra câu trả lời, đáp án chính xác cho câu hỏi.

* Chuẩn bị:

- Chuẩn bị các hình ảnh trình diễn trên slice như: nhân vật chính là chàng Mario, những chướng ngại vật phải vượt qua (nấm, cây cổ thụ, kim cương, một hình ảnh về lâu đài,…).

- Lá cờ cho mỗi đội.

- Các câu hỏi cho các chướng ngại vật như:

+ Câu 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3? 11235, 4563, 2050, 66816. Đáp án: 11235, 4563 và 66186.

+ Câu 2: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9? 99, 108, 1999, 5643. Đáp án: 99, 108 và 5643.

+ Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

94… chia hết cho 9. ( Đáp án: số 5)

+ Câu 4: Số 13456 không chia hết cho 3. Đúng hay sai? – Đáp án: Đúng. Vì 1 + 3 + 4 +5 +6 = 19, 19 không chia hết cho 3.

+ Câu 5: Số có tận cùng là 0 và 5 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Đúng hay sai? – Đáp án: Sai. Vì tận cùng là 5 thì không chia hết cho 2.

+ Câu 6: Với 3 số sau: 0, 6, 1. Viết được bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 2? – Đáp án: Viết được 3 số là: 160, 610, 106.

* Cách chơi:

- Trên đường đi đến lâu đài xanh, Mario phải vượt qua nhiều khó khăn và các chướng ngại vật trước mắt. Để đến được lâu đài xanh thì Mario phải giải mã được những câu hỏi nằm trong các chướng ngại vật trên đường đi. Vậy, các em cùng tham gia trò chơi để giúp bạn Mario nhanh chóng đến được tòa lâu đài xanh nguy nga lộng lẫy ấy.

- Chia lớp thành hai đội chơi. Khi đi đến gặp các chướng ngại vật, câu hỏi đằng sau các vật cản đó sẽ hiện ra. Khi giáo viên đọc xong câu hỏi thì đội nào nhanh tay phất cờ trước, đội đó được quyền trả lời.

- Trả lời đúng được tiến một bậc trên bậc thang. Kết thúc trò chơi đội nào tiến được nhiều bậc thang hơn sẽ giành chiến thắng.

* Thao tác thực hiện:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi

- Giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả.

* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:

Lấy ý tưởng từ các game mà học sinh nhỏ tuổi thường ưa chuộng, với hình ảnh đẹp mắt và sinh động, với cuộc hành trình vượt các chướng ngại vật để tìm được đến đích đến cuối cùng kích thích sự tò mò, hăng hái tham gia trò chơi để giải mã các chướng ngại vật cũng như để củng cố kiến thức của mình.

Thành phần tham gia trò chơi là tất cả học sinh trong lớp, có sự cạnh tranh nên góp phần làm cho tiết học cũng như lớp học thêm vui vẻ, nhộn nhịp và sôi nổi.

- Chúng ta có thể thay đổi hình nền của các slice câu hỏi cho trò chơi thêm sinh động hoặc tên gọi của nhân vật, con vật khác thay thế.

- Có thể áp dụng cho nhiều bài khác như: + Dấu hiệu chia hết cho 2 trang 94

+ Dấu hiệu chia hết cho 5 trang 95 + Bài Luyện tập trang 96

+ Dấu hiệu chia hết cho 9 trang 97 + Dấu hiệu chia hết cho 3 trang 97

+ Bài Luyện tập và Luyện tập chung trang 98

- Trò chơi này không chỉ sử dụng cho phần củng cố một bài học mà có thể sử dụng xuyên suốt trong một tiết ôn tập, luyện tập,… để giải các bài tập trong SGK thông qua các giai đoạn của cuộc hành trình. Với những bài tập cần cho học sinh giải và luyện tập thì có thể cho học sinh lên bảng giải và cả lớp làm bảng con, sau đó giáo viên nhận xét và tiếp tục đến với các chướng ngại vật khác.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)