Trò chơi: “Hành trình khám phá”

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

2.2.3.1. Trò chơi: “Hành trình khám phá”

* Mục đích của trò chơi:

- Giới thiệu bài mới “Tỉ lệ bản đồ”. Bức tranh được khám phá là bản đồ Việt Nam được thu nhỏ trên nền giấy. Vậy con người chúng ta đã làm như thế nào để vẽ được diện tích của đất nước lên trên một tờ giấy mà vẫn đảm bảo chính xác về các số liệu ngoài thực tế. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài học “ Tỉ lệ bản đồ”.

- Kiểm tra kiến thức đã học liên quan đến các yếu tố thống kê cho học sinh.

* Chuẩn bị:

- Tranh ảnh trong các slice câu hỏi. - Học sinh chuẩn bị bảng con và phấn. - Các câu hỏi như:

+ Câu 1: Trại thứ nhất nuôi 9 con chó, trại thứ hai nuôi 7 con chó. Hỏi trung bình mỗi trại nuôi bao nhiêu con chó? – Đáp án: 8 con.

+ Câu 2: Phân số chỉ phần đã tô màu của hình dưới đây là hình nào?

+ Câu 3: Cho các phân số sau: 30 20 , 10 5 , 18 12 , 5 3 , 3 2

. Phân số nào bằng với phân số

6 4 ? – Đáp án: 30 20 , 18 12 , 3 2 .

+ Câu 4: Trong các số sau đây, số nào chia hết cho cả 3 và 9? 123, 4509, 552, 4554, 531. – Đáp án: 4509, 4554, 531

* Cách chơi:

- Chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ có số điểm ban đầu là 20.

- Có 4 ô số tương ứng với 4 câu hỏi.

- Học sinh 4 đội lần lượt chọn ô số.

- Khi nghe giáo viên đọc câu hỏi và có hiệu lệnh “ Bắt đầu” thì tất cả thành viên của 4 đội sẽ ghi đáp án vào trong bảng con, đến hiệu lệnh “Giơ bảng” tất cả học sinh giơ bảng lên.

- Thành viên đội nào làm sai, đội đó sẽ bị trừ điểm (một thành viên sai sẽ bị trừ 1 điểm).

- Trả lời được ô số nào thì sẽ khám phá được một phần của bức tranh ẩn sau ô số đó.

- Thành viên đội nào đoán được hình ảnh đằng sau bức tranh nhanh và đúng thì đội đó sẽ được cộng 10 điểm.

- Kết thúc trò chơi, đội nào có điểm cao nhất, đội đó giành chiến thắng.

* Thao tác thực hiện:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: “ Hành trình khám phá”

- Các slice câu hỏi đằng sau mỗi ô số như sau:

* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:

Trò chơi này thi đua giữa các đội với nhau nhưng điểm số phụ thuộc vào câu trả lời của mỗi cá nhân nên mỗi học sinh phải tập trung quan sát và suy nghĩ những câu hỏi mà giáo viên đưa ra trên các slice, vận dụng kiến thức đã học để tính nhanh ghi câu trả lời thật nhanh vào bảng con.

Ngoài ra, với những hình ảnh và hiệu ứng sinh động kích thích thị giác của học sinh.

Trò chơi được tổ chức đầu giờ học tạo không khí dễ chịu, thoải mái; học sinh thấy vui vẻ, cởi mở, thư thái. Như vậy tiết học Toán trở nên nhẹ nhàng, sinh động chứ không nặng nề, tẻ nhạt nữa. Đặc biệt trò chơi này huy động cả lớp cùng tham gia chơi nên hầu như tất cả học sinh đều phải tích cực suy nghĩ, chú ý vào bài học.

* Lưu ý:

- Hình thức trò chơi này có thể áp dụng vào việc giới thiệu bài mới của nhiều bài khác trong chương trình vừa kiểm tra được kiến thức cũ của các em vừa tạo không khí thoải mái cho tiết học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)