Trò chơi: “ Đua tài giải toán”

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 53)

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

2.2.5.1. Trò chơi: “ Đua tài giải toán”

* Mục đích của trò chơi

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn về các bài tập có liên quan đến tỉ số cho các em học sinh sau tiết học.

- Rèn luyện cho các em khả năng tự tin, tư duy nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết trong công việc.

* Chuẩn bị:

- Các tranh ảnh trình chiếu trên slice. - Bảng phụ và phấn cho học sinh.

- Các câu hỏi cho phần trò chơi như sau:

+ Câu 1: Trên bãi cỏ có 20 con bò và số con trâu bằng 4 1

số bò. Hỏi trên bãi cỏ có bao nhiêu con trâu?

Đáp án: Bài giải:

Số con trâu trên bãi cỏ là: 20 : 4 = 5 (con)

Đáp số: 5 con

+ Câu 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng 3 2

số vở của Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở?

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số vở của Minh là: 25 : 5 x 2 = 10 (quyển) Số vở của Khôi là: 25 – 10 = 15 (quyển) Đáp số: Minh: 10 quyển vở Khôi: 15 quyển vở * Cách chơi:

- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 7 thành viên tham gia.

- Khi câu hỏi được đưa ra, thành viên mỗi đội ghi câu trả lời vào bảng phụ sau đó dán lên bảng.

- Đội nào có đáp án đúng và nhanh hơn đội đó giành chiến thắng

* Thao tác thực hiện:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: “ Đua tài giải toán”

* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:

Giải toán thông qua trò chơi là một hoạt động lạ lẫm với các em. Thông thường những bài giải toán giáo viên yêu cầu các em đọc sách và giải vào vở. Nhưng ở trò chơi này, trong thời gian ngắn các em phải suy nghĩ, hợp tác với các bạn trong nhóm để tìm ra cách tóm tắt và giải bài toán, đồng thời có yếu tố thi đua, khen thưởng nên các em rất hứng thú. Mặt khác, chơi trò chơi các em được thay đổi không khí, chủ động tiếp thu kiến thức.

* Lưu ý:

- Khi gọi học sinh nhận xét, giáo viên nên gọi những học sinh rụt rè, học chậm (hay những học sinh làm việc riêng khi các bạn chơi) để các em tích cực tham gia trò chơi đồng thời khắc sâu kiến thức cho các em.

- Trò chơi này mang tính “dây chuyền”, nếu tóm tắt sai thì kéo theo bài giải sai. Do đó, trước khi chơi giáo viên cần nhấn mạnh điều này để các em chú ý làm bài cẩn thận, không hấp tấp, vội vàng, “nhanh” nhưng cần phải “đúng” nữa.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các trò chơi, quy trình tổ chức đã đề ra ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 4 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong môn Toán. Từ đó, tôi xác định hiệu quả cũng như tầm quan trọng của trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 4.

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 4/6 (có 42 HS) và 4/5 (có 42 HS) trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Để chọn lớp thực nghiệm tôi đã căn cứ vào học lực và khả năng nhận thức của học sinh 2 lớp là ngang bằng nhau. Những yếu tố này sẽ có tính quyết định, đảm bảo được tính chính xác, khách quan để chứng minh cho kết quả nghiên cứu của đề tài này.

3.3. Nội dung thực nghiệm 3.3.1. Thực nghiệm giảng dạy 3.3.1. Thực nghiệm giảng dạy

Tôi đã tiến hành giảng dạy bài Luyện tập chung (Sách giáo khoa Toán 4, trang 139) tại 2 lớp 4/6 và 4/5 của trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Để có sự khác biệt nhằm đánh giá hiệu quả của tiết dạy khi có sử dụng trò chơi học tập và tiết dạy không sử dụng trò chơi học tập, tôi đã tiến hành như sau:

- Ở lớp thực nghiệm (lớp 4/6): Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng trò chơi học tập kết hợp với các phương pháp dạy học, hình thức dạy học khác để nâng cao hiệu quả giờ học. Tôi sử dụng trò chơi học tập vào cuối giờ học (ở phần củng cố) để củng cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Để đảm bảo tiết dạy đạt kết quả cao, tôi đã chuẩn bị rất kĩ về nội dung giáo án cũng như chuẩn bị trò chơi học tập trên máy tính chu đáo và hiệu quả nhất.

- Ở lớp đối chứng (lớp 4/5): Trong quá trình giảng dạy, tôi không sử dụng trò chơi học tập mà thay vào đó là kết hợp các phương pháp dạy học, hình thức dạy học một cách nhuần nhuyễn để nâng cao hiệu quả giờ học.

Sự khác nhau về nội dung thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như trên là yếu tố quyết định để tôi có được kết quả nghiên cứu trong đề tài này.

3.3.2. Thực nghiệm điều tra

Sau khi học xong, tôi phát phiếu bài tập cho học sinh, các em làm vào giấy trong 15 phút. Thông qua bài kiểm tra khảo sát để đánh giá hiệu quả của tiết học và sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn toán lớp 4 cho học sinh.

3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm - Thực nghiệm giảng dạy: - Thực nghiệm giảng dạy:

+ Tiết 1: Ngày 15/03/2013 - Lớp 4/6 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. + Tiết 2: Ngày 18/03/2013 - Lớp 4/5 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.

- Thực nghiệm điều tra:

+ Tiết 1: Ngày 15/03/2013 - Lớp 4/6 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. + Tiết 2: Ngày 18/03/2013 - Lớp 4/5 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.

3.5. Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thực hành, luyện tập. - Phương pháp trò chơi.

- Phương pháp điều tra bằng anket.

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp này để xử lí kết quả điều tra bằng cách tính tỉ lệ phần trăm.

3.6. Kết quả thực nghiệm

Sau mỗi tiết dạy, tôi phát phiếu bài tập cho học sinh làm để kiểm tra mức độ tiếp thu bài cũng như thái độ, tinh thần của các em sau khi tham gia trò chơi học tập. Kết quả thu được như sau:

Nhìn vào bảng thống kê sau ta thấy: LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG Điểm Số HS/TS Tỉ lệ Điểm Số HS/TS Tỉ lệ Giỏi 16/42 38,1% Giỏi 13/42 30,9% Khá 19/42 45,2% Khá 17/42 40, 5% Trung bình 6/42 14,3% Trung bình 10/42 23,8% Yếu 1/42 2,4% Yếu 2/42 4,8%

Ở lớp thực nghiệm (lớp 4/6): Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng trò chơi học tập vào cuối giờ học (ở phần củng cố) để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng rút gọn phân số cũng như nhận biết được những phân số bằng nhau cho học sinh đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học, hình thức dạy học khác và đã đạt được hiệu quả cao. Học sinh tham gia trò chơi rất nhiệt tình, sôi nổi, không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, học sinh nắm bài và phát hiện được các phân số bằng nhau một cách nhanh chóng và tích cực hơn. Trò chơi “Monkey tìm thức ăn” mà tôi sử dụng trong bài dạy có nội dung chơi rất gần gũi với các em, các phép tính liên quan đến bài học. Thông qua trò chơi, các em được củng cố và rèn kĩ năng tìm nhanh các phân số bằng với phân số đã cho.

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ % điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 38,1%, tăng 7,2% so với lớp đối chứng. Tỉ lệ % điểm khá của lớp thực nghiệm là 45,2%, tăng 4,7% so với lớp đối chứng. Bên cạnh đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 14,3% giảm 9, 5% so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu giảm 2,4 %.

Ở lớp đối chứng (lớp 4/5): Trong quá trình giảng dạy, tôi không sử dụng trò chơi học tập mà thay vào đó là kết hợp với các phương pháp dạy học, hình thức dạy học khác, không khí lớp học hơi trầm, một số học sinh không tập trung chú ý, khi làm bài tập luyện tập các em tính toán còn chậm và không tích cực. Vì vậy khi điều tra khảo sát thì điểm các em đạt được không tốt lắm.

Với các kết quả thu được như trên, tôi nhận thấy việc thực hiện trò chơi học tập thông qua công nghệ thông tin hiện đại khiến cho tiết học toán trở nên vui vẻ hơn, đặc biệt rèn luyện cho học sinh tính tích cực trong học tập cũng như việc vận dụng kiến thức đã học vào phần trò chơi củng cố một cách hiệu quả nhất, các kĩ năng toán học của các em cũng sẽ dần phát triển hơn. Chính vì vậy, việc sử ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trò chơi trong giờ học Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng hình thức tổ chức một số trò chơi toán học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 4, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Đối với học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Trò chơi học tập có những tác dụng rất tích cực: giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong lớp học chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu “học mà chơi, chơi mà học”. Bên cạnh đó, việc tổ chức trên máy tính khiến cho các em thêm hứng thú và thú vị hơn với trò chơi.

- Qua trò chơi, học sinh yêu thích môn Toán, thích học Toán, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống, rèn luyện trí thông minh, tính mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.

- Thông qua trò chơi được ứng dụng bởi công nghệ thông tin có lồng ghép những yếu tố toán học giúp học sinh nắm được tri thức toán học tiềm ẩn trong các tình huống trò chơi, giúp học sinh thích nghi với môi trường và bước đầu biết vận

dụng toán học vào thực tiễn sinh động, từ đó hình thành kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập mới.

- Trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động thực hành - luyện tập, trong đó học sinh được củng cố, vận dụng linh hoạt tri thức, kĩ năng đã được học cùng những kinh nghiệm sống của mình. Những thiếu sót trong hoạt động nhận thức của học sinh (nếu có) sẽ được bộc lộ khi chơi trò chơi để từ đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời và nâng cao dần trình độ cho các em.

- Trò chơi học tập giáo dục cho học sinh tính kỉ luật, tự giác, trung thực, và sự kiên trì trong tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi học tập kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kĩ năng độc lập suy nghĩ, hợp tác theo nhóm để giành phần thắng về mình.

- Để phát huy tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học, giáo viên cần sử dụng nó một cách hợp lí, không nên lạm dụng nó vì sẽ biến giờ học thành giờ chơi không mục đích, mất trật tự, khó ổn định lớp học.

2. Ý kiến đề xuất

Từ những kết luận trên, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

- Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về trò chơi dạy học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa để bồi dưỡng năng lực sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin bổ trợ cho việc xây dựng cũng như việc tổ chức trò chơi dạy học cho giáo viên tiểu học.

- Các cấp quản lý cần kiểm tra và đánh giá thường xuyên việc tổ chức trò chơi toán học nói riêng và trò chơi học tập ở trường Tiểu học nói chung. Tránh hiện tượng tổ chức một cách hình thức trong các hội thi, cần biến việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học như một phong trào, một việc làm thường xuyên.

- Cần thiết kế sẵn nhiều hơn nữa trò chơi toán học của tất cả các khối lớp để giáo viên làm cơ sở tham khảo phục vụ cho bài dạy của mình và có những hướng dẫn cụ thể chi tiết để giáo viên dễ dàng sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.

- Các giáo viên cần có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức về công nghệ thông tin và trò chơi nhằm bồi dưỡng năng lực xây dựng và tổ chức trò chơi dạy học của chính mình.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...1

1. Lý do chọn đề tài ...2

2. Mục đích nghiên cứu ...3

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ...3

4. Giả thuyết khoa học ...4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...4

6. Phạm vi nghiên cứu...4

7. Phương pháp nghiên cứu ...4

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp ...4

PHẦN NỘI DUNG ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 ...5

1.1. Cơ sở lí luận...5

1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học ...5

1.1.2. Phương pháp dạy học và phương pháp dạy - học tích cực ...7

1.1.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học ...7

1.1.2.2. Một số phương pháp dạy học truyền thống...7

1.1.2.3. Khái niệm phương pháp dạy - học tích cực ...8

1.1.2.4. Một số quan điểm dạy học môn Toán theo hướng dạy - học tích cực ...9

1.1.2.5. Các phương pháp dạy học Toán theo hướng tích cực ... 10

1.1.3. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 ... 11

1.1.3.1. Số học ... 11

1.1.3.2. Đại lượng và đo đại lượng ... 12

1.1.3.3. Yếu tố hình học ... 12

1.1.3.4. Yếu tố thống kê... 12

1.1.3.5. Giải bài toán ... 12

1.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học ... 12

1.1.4.1. Khái niệm công nghệ thông tin ... 12 1.1.4.2. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học. 13

1.1.4.3. Những phương tiện công nghệ thông tin và các phần mềm được sử dụng

trong dạy học ở Tiểu học hiện nay ... 14

1.1.5. Trò chơi học tập trong dạy học Toán ở Tiểu học ... 15

1.1.5.1. Khái niệm... 15

1.1.5.2. Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học Toán ở Tiểu học... 15

1.1.5.3. Quy trình xây dựng trò chơi học tập ... 16

1.1.5.4. Phân loại trò chơi học tập ... 17

1.1.5.5. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập ... 17

1.2. Cơ sở thực tiễn ... 18

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 ... 23

2.1. Một số kĩ năng, thao tác ứng dụng công nghệ thông tin ... 23

2.1.1. Xây dựng thư viện tư liệu, ý tưởng ... 23

2.1.2. Các kĩ năng soạn giáo án điện tử. Sử dụng phần mềm Powerpoint và phần mềm Violet ... 24

2.1.2.1. Kĩ năng sử dụng phần mềm Powerpoint ... 24

2.1.2.2. Kĩ năng sử dụng phần mềm Violet ... 26

2.2. Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm tạo tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4 ... 28

2.2.1. Trò chơi có nội dung số học ... 28

2.2.1.1. Trò chơi: “ Monkey tìm thức ăn”... 28

2.2.1.2. Trò chơi: “ Mario – hành trình đến lâu đài xanh”... 31

2.2.2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng ... 34

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)