Trò chơi: “ Con ong chăm chỉ”

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

2.2.3.2. Trò chơi: “ Con ong chăm chỉ”

* Mục đích của trò chơi:

- Củng cố, rèn luyện cho học sinh cách đọc, phân tích và nhận xét bảng số liệu. - Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy nhạy bén trong việc tìm câu trả lời một cách nhanh nhất.

- Thay đổi không khí học tập trong tiết học.

* Chuẩn bị:

- Những hình ảnh trong các slice (hình con ong, hình nền, hình trang trí, …) - Chuẩn bị 2 bảng phụ.

- Các câu hỏi cho 2 ô màu:

+ Câu 1: Quan sát bảng số liệu sau:

SỐ NẤM GIA ĐÌNH BÁC HÀ THU HOẠCH Năm 2000

Năm 2002

1. Năm 2002 gia đình bác Hà thu được mấy kg nấm? 2. Năm 2002 nhiều hơn năm 2001 bao nhiêu kg?

3. Cả 3 năm thu hoạch được bao nhiêu? Năm nào nhiều nhất? Năm nào ít nhất?

Câu 2: Quan sát bảng số liệu sau:

SỐ HÌNH CỦA 4 TỔ CẮT ĐƯỢC Tổ 1

Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4

1. Cả 4 tổ xếp được bao nhiêu hình? Bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình vuông và bao nhiêu hình chữ nhật?

2. Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 bao nhiêu hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 bao nhiêu hình chữ nhật?

* Cách chơi:

- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi lượt gồm 5 học sinh tham gia chơi. - Có 2 bông hoa, chú ong bay đến lần lượt các bông hoa số 1 và số 2.

- Giáo viên đưa ra câu hỏi lần lượt trong từng bông hoa, khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thành viên của mỗi đội sẽ thảo luận và viết câu trả lời vào bảng phụ trong vòng 1 phút và dán kết quả lên bảng (gồm hai lượt chơi).

- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trong bông hoa thì sẽ được cộng 50 điểm, sai một ý trừ 10 điểm.

- Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm hơn là đội giành chiến thắng.

* Thao tác thực hiện:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi “ Con ong chăm chỉ”

Chú ý: Mỗi chỉ một ki lô gam nấm.

- Giáo viên nêu luật chơi và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

- Giáo viên chiếu slice câu hỏi của bông hoa số 1:

- Kết thúc hai lượt chơi, giáo viên tổng kết , đánh giá .

* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:

- Có sự thi đua giữa hai đội nên kích thích tinh thần tham gia chơi của các thành viên ở mỗi đội.

- Hình thức chơi hấp dẫn, lôi cuốn, có sự phối hợp cùng các thành viên trong đội để tìm ra câu trả lời nhanh và đúng nhất.

- Tinh thần các em thoải mái vì vừa chơi vừa học.

* Lưu ý:

- Giáo viên cần phổ biến luật chơi một cách rõ ràng, quản lí, bao quát lớp trong khi tổ chức trò chơi.

- Nên tạo điều kiện cho các em học sinh trầm, và ít phát biểu trong giờ học để tạo sự hứng thú và tự tin cho học sinh.

- Có thể áp dụng vào nhiều tiết học để giải các bài tập trong chương trình như sau:

+ Tiết “ Biểu đồ” trang 28 (Bài tập số 1, bài tập số 2 trang 29)

+ Tiết “Luyện tập trang 33 (Bài tập số 2 trang 34)

+ Tiết “ Luyện tập chung” trang 35 ( Bài tập số 3 trang 35 , bài tập số 2 trang 37)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 42 - 45)