Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 58 - 81)

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

3.6. Kết quả thực nghiệm

Sau mỗi tiết dạy, tôi phát phiếu bài tập cho học sinh làm để kiểm tra mức độ tiếp thu bài cũng như thái độ, tinh thần của các em sau khi tham gia trò chơi học tập. Kết quả thu được như sau:

Nhìn vào bảng thống kê sau ta thấy: LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG Điểm Số HS/TS Tỉ lệ Điểm Số HS/TS Tỉ lệ Giỏi 16/42 38,1% Giỏi 13/42 30,9% Khá 19/42 45,2% Khá 17/42 40, 5% Trung bình 6/42 14,3% Trung bình 10/42 23,8% Yếu 1/42 2,4% Yếu 2/42 4,8%

Ở lớp thực nghiệm (lớp 4/6): Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng trò chơi học tập vào cuối giờ học (ở phần củng cố) để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng rút gọn phân số cũng như nhận biết được những phân số bằng nhau cho học sinh đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học, hình thức dạy học khác và đã đạt được hiệu quả cao. Học sinh tham gia trò chơi rất nhiệt tình, sôi nổi, không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, học sinh nắm bài và phát hiện được các phân số bằng nhau một cách nhanh chóng và tích cực hơn. Trò chơi “Monkey tìm thức ăn” mà tôi sử dụng trong bài dạy có nội dung chơi rất gần gũi với các em, các phép tính liên quan đến bài học. Thông qua trò chơi, các em được củng cố và rèn kĩ năng tìm nhanh các phân số bằng với phân số đã cho.

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ % điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 38,1%, tăng 7,2% so với lớp đối chứng. Tỉ lệ % điểm khá của lớp thực nghiệm là 45,2%, tăng 4,7% so với lớp đối chứng. Bên cạnh đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 14,3% giảm 9, 5% so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu giảm 2,4 %.

Ở lớp đối chứng (lớp 4/5): Trong quá trình giảng dạy, tôi không sử dụng trò chơi học tập mà thay vào đó là kết hợp với các phương pháp dạy học, hình thức dạy học khác, không khí lớp học hơi trầm, một số học sinh không tập trung chú ý, khi làm bài tập luyện tập các em tính toán còn chậm và không tích cực. Vì vậy khi điều tra khảo sát thì điểm các em đạt được không tốt lắm.

Với các kết quả thu được như trên, tôi nhận thấy việc thực hiện trò chơi học tập thông qua công nghệ thông tin hiện đại khiến cho tiết học toán trở nên vui vẻ hơn, đặc biệt rèn luyện cho học sinh tính tích cực trong học tập cũng như việc vận dụng kiến thức đã học vào phần trò chơi củng cố một cách hiệu quả nhất, các kĩ năng toán học của các em cũng sẽ dần phát triển hơn. Chính vì vậy, việc sử ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trò chơi trong giờ học Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng hình thức tổ chức một số trò chơi toán học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 4, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Đối với học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Trò chơi học tập có những tác dụng rất tích cực: giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong lớp học chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu “học mà chơi, chơi mà học”. Bên cạnh đó, việc tổ chức trên máy tính khiến cho các em thêm hứng thú và thú vị hơn với trò chơi.

- Qua trò chơi, học sinh yêu thích môn Toán, thích học Toán, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống, rèn luyện trí thông minh, tính mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.

- Thông qua trò chơi được ứng dụng bởi công nghệ thông tin có lồng ghép những yếu tố toán học giúp học sinh nắm được tri thức toán học tiềm ẩn trong các tình huống trò chơi, giúp học sinh thích nghi với môi trường và bước đầu biết vận

dụng toán học vào thực tiễn sinh động, từ đó hình thành kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập mới.

- Trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động thực hành - luyện tập, trong đó học sinh được củng cố, vận dụng linh hoạt tri thức, kĩ năng đã được học cùng những kinh nghiệm sống của mình. Những thiếu sót trong hoạt động nhận thức của học sinh (nếu có) sẽ được bộc lộ khi chơi trò chơi để từ đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời và nâng cao dần trình độ cho các em.

- Trò chơi học tập giáo dục cho học sinh tính kỉ luật, tự giác, trung thực, và sự kiên trì trong tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi học tập kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kĩ năng độc lập suy nghĩ, hợp tác theo nhóm để giành phần thắng về mình.

- Để phát huy tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học, giáo viên cần sử dụng nó một cách hợp lí, không nên lạm dụng nó vì sẽ biến giờ học thành giờ chơi không mục đích, mất trật tự, khó ổn định lớp học.

2. Ý kiến đề xuất

Từ những kết luận trên, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

- Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về trò chơi dạy học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa để bồi dưỡng năng lực sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin bổ trợ cho việc xây dựng cũng như việc tổ chức trò chơi dạy học cho giáo viên tiểu học.

- Các cấp quản lý cần kiểm tra và đánh giá thường xuyên việc tổ chức trò chơi toán học nói riêng và trò chơi học tập ở trường Tiểu học nói chung. Tránh hiện tượng tổ chức một cách hình thức trong các hội thi, cần biến việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học như một phong trào, một việc làm thường xuyên.

- Cần thiết kế sẵn nhiều hơn nữa trò chơi toán học của tất cả các khối lớp để giáo viên làm cơ sở tham khảo phục vụ cho bài dạy của mình và có những hướng dẫn cụ thể chi tiết để giáo viên dễ dàng sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.

- Các giáo viên cần có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức về công nghệ thông tin và trò chơi nhằm bồi dưỡng năng lực xây dựng và tổ chức trò chơi dạy học của chính mình.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...1

1. Lý do chọn đề tài ...2

2. Mục đích nghiên cứu ...3

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ...3

4. Giả thuyết khoa học ...4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...4

6. Phạm vi nghiên cứu...4

7. Phương pháp nghiên cứu ...4

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp ...4

PHẦN NỘI DUNG ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 ...5

1.1. Cơ sở lí luận...5

1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học ...5

1.1.2. Phương pháp dạy học và phương pháp dạy - học tích cực ...7

1.1.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học ...7

1.1.2.2. Một số phương pháp dạy học truyền thống...7

1.1.2.3. Khái niệm phương pháp dạy - học tích cực ...8

1.1.2.4. Một số quan điểm dạy học môn Toán theo hướng dạy - học tích cực ...9

1.1.2.5. Các phương pháp dạy học Toán theo hướng tích cực ... 10

1.1.3. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 ... 11

1.1.3.1. Số học ... 11

1.1.3.2. Đại lượng và đo đại lượng ... 12

1.1.3.3. Yếu tố hình học ... 12

1.1.3.4. Yếu tố thống kê... 12

1.1.3.5. Giải bài toán ... 12

1.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học ... 12

1.1.4.1. Khái niệm công nghệ thông tin ... 12 1.1.4.2. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học. 13

1.1.4.3. Những phương tiện công nghệ thông tin và các phần mềm được sử dụng

trong dạy học ở Tiểu học hiện nay ... 14

1.1.5. Trò chơi học tập trong dạy học Toán ở Tiểu học ... 15

1.1.5.1. Khái niệm... 15

1.1.5.2. Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học Toán ở Tiểu học... 15

1.1.5.3. Quy trình xây dựng trò chơi học tập ... 16

1.1.5.4. Phân loại trò chơi học tập ... 17

1.1.5.5. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập ... 17

1.2. Cơ sở thực tiễn ... 18

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 ... 23

2.1. Một số kĩ năng, thao tác ứng dụng công nghệ thông tin ... 23

2.1.1. Xây dựng thư viện tư liệu, ý tưởng ... 23

2.1.2. Các kĩ năng soạn giáo án điện tử. Sử dụng phần mềm Powerpoint và phần mềm Violet ... 24

2.1.2.1. Kĩ năng sử dụng phần mềm Powerpoint ... 24

2.1.2.2. Kĩ năng sử dụng phần mềm Violet ... 26

2.2. Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm tạo tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4 ... 28

2.2.1. Trò chơi có nội dung số học ... 28

2.2.1.1. Trò chơi: “ Monkey tìm thức ăn”... 28

2.2.1.2. Trò chơi: “ Mario – hành trình đến lâu đài xanh”... 31

2.2.2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng ... 34

2.2.2.1. Trò chơi: “ Ai nhanh trí, nhanh tay?”... 34

2.2.2.2. Trò chơi: “ Nhà thông thái ” ... 36

2.2.3. Yếu tố thống kê ... 39

2.2.3.1. Trò chơi: “Hành trình khám phá” ... 39

2.2.3.2. Trò chơi: “ Con ong chăm chỉ ” ... 42

2.2.4. Trò chơi có nội dung hình học ... 45

2.2.4.1. Trò chơi “ Giải đáp ô chữ” ... 45

2.2.5. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kĩ năng giải toán ... 53

2.2.5.1. Trò chơi: “ Đua tài giải toán ” ... 53

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 57

3.1. Mục đích thực nghiệm... 57

3.2. Đối tượng thực nghiệm ... 57

3.3. Nội dung thực nghiệm ... 57

3.3.1. Thực nghiệm giảng dạy... 57

3.3.2. Thực nghiệm điều tra ... 58

3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ... 58

3.5. Phương pháp thực nghiệm ... 58

3.6. Kết quả thực nghiệm... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Toán học, NXB Đại học Sư phạm Hà

Hội, 2003.

2. Toán và phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2006.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các

môn học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.

4. Trần Ngọc Giao, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Luận, Phạm Thanh Tâm,

Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên

tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

5. Bùi Văn Huệ, Tâm lý học Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005. 6. Phạm Thị Thu Thanh, Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn Toán của học

sinh Tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn Toán, Lớp 07STH2 – ĐHSP – ĐHĐN, năm 2011.

7. Trần Ngọc Lan, Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức toán ở Tiểu học,

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004.

8. Trần Thị Bích Vân, Thiết kế hệ thống trò chơi có yếu tố hình học nhằm phát huy khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh lớp 4 trong việc học Toán, Lớp 031TH – ĐHSP – ĐHĐN, năm 2007. [10] Ngô Thúc Lanh (chủ biên), Giúp em vui học Toán 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

9. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu ở các website: google.com.vn, tieuhoc.info, khotailieu.vn, hoctoan.360do.vn…

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Kính thưa các thầy cô giáo! Để góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập trong dạy – học toán lớp 4. Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây.

Thầy (cô) hãy khoanh tròn vào đáp án mà mình lựa chọn. Với những câu có ý kiến khác, thầy cô vui lòng ghi ý kiến của mình nếu lựa chon phương án là “ý kiến khác”.

Xin cảm ở quý thầy cô!

Câu 1: Theo thầy (cô) việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay có cần thiết hay không?

A. Cần thiết B. Không cần thiết

Câu 2: Theo thầy (cô) việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay có những lợi ích gì?

A. Tiết kiệm thời gian tổ chức B. Nâng cao hiệu quả tiết học

C. Phát huy khả năng làm việc của mình, năng động, sáng tạo và hiện đại hơn trong việc soạn bài giảng.

D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 3: Các thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay?

A. Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng B. Thiếu thời gian tổ chức

C. Mất nhiều thời gian chuẩn bị D. Tất cả các ý kiến trên

E. Ý kiến khác:

……… ……… ………..

Câu 4: Theo thầy (cô) việc sử dụng trò chơi toán học trong dạy học toán ở lớp 4 có vai trò và ý nghĩa gì?

A. Thay đổi hình thức hoạt động, chống mệt mỏi.

B. Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến thức đã học. C. Tạo hứng thú học tập, học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả. D. Hình thành các năng lực trí tuệ và nhân cách của học sinh.

E. Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và khả năng hợp tác cao. F. Tất cả các ý kiến trên.

G. Ý kiến khác: ………

Câu 5: Theo thầy (cô) nên sử dụng trò chơi toán học trong dạy học Toán lớp 4 ở mức độ nào?

A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Không bao giờ.

Câu 6: Nguồn trò chơi toán học lớp 4 mà thầy (cô) sử dụng được lấy ở đâu?

A. Sách giáo viên

B. Sách trò chơi toán học C. Tự xây dựng

D. Tham khảo đồng nghiệp

E. Ý kiến khác: ……….

Câu 7: Những khó khăn mà thầy (cô) thường gặp phải khi tổ chức trò chơi toán học ở lớp 4 là gì?

A. Xây dựng, lựa chọn trò chơi. B. Cơ sở vật chất để tổ chức trò chơi. C. Hạn chế về kĩ năng tổ chức trò chơi.

D. Thiếu trò chơi, thiếu sách và tài liệu hướng dẫn cụ thể.

E. Học sinh không hứng thú hoặc không có khả năng thực hiện trò chơi. F. Thời gian tổ chức.

G. Những khó khăn khác

………..………... ………..……….

Xin thầy (cô) cho biết thêm một vài thông tin cá nhân ( có thể không ghi) Họ và tên:………...

Giáo viên trường:... Chủ nhiệm lớp:...….

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần: 27 GVHD: Cô Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: 4/ 6 Người dạy: Nguyễn Thị Đông Môn: Toán Ngày soạn: 03/03/2013 Ngày dạy: 15/03/2013

LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải toán có lời văn có liên quan đến phân số. 2. Kĩ năng:

- Rút gọn được phân số

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn 3. Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận và yêu thích môn học II. Chuẩn bị:

- SGK, đồ dùng liên quan, phục vụ trò chơi III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: Lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu 2 Hs lên bảng “ Tính giá trị của biểu thức” + HS1: ( 5 2 + 10 3 ) x 2 1 + HS2: ( 3 5 - 4 1 ) : 3 1 - Yêu cầu Hs nhận xét - Gv nhận xét và ghi điểm 3. Bài mới: - Lớp hát

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4 10600814 (Trang 58 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)