8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.2. Trò chơi: “ Nhà thông thái”
* Mục đích của trò chơi:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về giây, thế kỉ cũng như mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, giây, thế kỉ và năm, năm và tháng ngày cho học sinh sau bài học.
- Tạo tâm thế học tập thoải mái cho học sinh trong giờ học toán.
* Chuẩn bị:
- Hệ thống các câu hỏi để tổ chức trò chơi: + 3 câu hỏi trong gói câu hỏi 10 điểm:
Câu 1: Em hãy cho biết 3 phút = ….. giây? Câu 2: Em hãy cho biết 2 thế kỉ = ….. năm? Câu 3: Em hãy cho biết 1 phút 8 giây = ….. giây? + 3 câu hỏi trong gói câu hỏi 20 điểm:
Câu 1: Em hãy cho biết 2
1 thế kỉ = ….. năm? Câu 2: Em hãy cho biết
3
1phút = ….. giây? Câu 3: Em hãy cho biết 5 thế kỉ = ….. năm? + 3 câu hỏi trong gói câu hỏi 30 điểm:
Câu 1: Bác Hồ sinh năm 1980. Bác sinh vào thế kỉ nào? ( Thế kỉ 20) Câu 2: Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ nào? ( Thế kỉ 20)
Câu 3: Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ nào? ( Thế kỉ 3)
* Cách chơi:
- Chia lớp thành hai đội chơi.
- Có 3 gói câu hỏi: 10 điểm, 20 điểm, 30 điểm. Mỗi gói câu hỏi có 3 câu hỏi. - Mỗi đội lần lượt chọn 1 câu hỏi trong các gói câu hỏi. Lưu ý, mỗi gói câu hỏi mỗi đội chỉ được chọn một lần.
- Trả lời đúng nhận được số điểm tương ứng với gói câu hỏi đã lựa chọn. Trả lời sai, quyền trả lời thuộc về đội còn lại. Đội còn lại trả lời đúng ghi được nửa số điểm của câu hỏi.
- Thành viên mỗi đội lần lượt chọn và trả lời câu hỏi.
- Kết thúc, đội nào có số điểm cao hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Thao tác thực hiện:
- Giáo viên nêu luật chơi
- Giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả.
* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:
- Có sự thi đua giữa hai đội nên kích thích tinh thần tham gia chơi của các thành viên ở mỗi đội.
- Có sự lựa chọn câu hỏi theo các gói câu hỏi có điểm số khác nhau nên tạo cho các em sự hứng thú, tích cực trong lúc chơi.
- Thay vì đọc câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh thì thể hiện trên màn hình khiến các em tập trung hơn, thấy vui và hứng thú hơn.
39
A. B.
C. D.
* Lưu ý:
- Giáo viên tổng kết điểm của hai đội ở trên bảng để tuyên dương đội thắng cuộc.
- Chúng ta có thể thay đổi hình nền của các slice câu hỏi cho trò chơi thêm sinh động hoặc tên gọi của trò chơi.
- Có thể áp dụng cho nhiều bài khác đặc biệt là các bài luyện tập và luyện tập chung.
- Nên tạo điều kiện cho các em học sinh ít phát biểu trong lớp.
2.2.3. Yếu tố thống kê