8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.1. Trò chơi: “ Ai nhanh trí, nhanh tay?”
* Mục đích của trò chơi:
- Củng cố cho học sinh về cách đổi đơn vị đo đại lượng khối lượng.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và nhanh nhẹn hơn trong quá trình học tập.
* Chuẩn bị:
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm như sau: - Chọn đáp án đúng: + 1 yến = … kg a. 10 b. 100 c. 1000 + 20 kg = … yến a. 200 b. 2 c. 2000 + 2kg7hg = … g a. 2700 b. 270 c. 2000 + 230 tạ = … tấn a. 23 b. 2300 c. 23000 + 60kg7g = …g a. 60007 b. 6007 c. 607 - Chuẩn bị cho mỗi đội một lục lạc.
* Cách chơi:
- Chia lớp thành 2 đội chơi
- Giáo viên đưa ra câu hỏi, khi nào giáo viên đọc xong câu hỏi và có khẩu lệnh “ Bắt đầu” thì hai đội chơi lắc lục lạc để giành quyền trả lời.
- Đội nào nhanh hơn, đội đó sẽ được trả lời, trả lời đúng thì ghi được cho đội mình 10 điểm, sai thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại.
- Kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết điểm, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Thao tác thực hiện:
- Giáo viên nêu tên trò chơi “ Ai nhanh trí, ai nhanh tay?”
- Giáo viên giới thiệu luật chơi:
- Giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả.
* Hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi:
- Có sự thi đua giữa hai đội nên kích thích tinh thần tham gia chơi của các thành viên ở mỗi đội.
- Âm thanh, hình ảnh sinh động thu hút sự chú ý của học sinh.
- Thay vì đọc câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh thì thể hiện trên màn hình khiến các em tập trung hơn, thấy vui và hứng thú hơn.
* Lưu ý:
- Trò chơi này có thể biến đổi nội dung để phù hợp với từng bài học.
- Khi gọi học sinh trả lời, giáo viên nên gọi những học sinh rụt rè, học chậm để các em tập thói quen mạnh dạn đồng thời khắc sâu kiến thức cho các em.
- Trò chơi này tổ chức nhanh, đơn giản nên có thể sử dụng vào phần củng cố bài học, nhất là đối với các bài tập về đại lượng và đo đại lượng.