Ưu và nhược điểm điểm của phép đo AAS

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ, KẼM TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ - TP. ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

1.5.7. Ưu và nhược điểm điểm của phép đo AAS

1.5.7.1. Ưu điểm

- Độ nhạy và độ chọn lọc cao. Gần 63 ngun tố hố học có thể xác định bằng phương pháp này. Chính vì có độ nhạy cao nên phương pháp phân tích này đã đựơc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định lượng vết các kim loại. Đặc biệt là trong phân tích các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh học, nơng nghiệp, kiểm tra các hóa chất có độ tinh khiết cao.

- Trong nhiều trường hợp không cần phải làm giàu kim loại cần xác định trước khi phân tích. Do đó tốn ít ngun liệu mẫu, tốn ít thời gian khơng cần phải dùng nhiều hoá chất tinh khiết cao khi làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn khi xử lý qua các giai đoạn phức tạp. Đó cũng là một ưu điểm lớn của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử.

- Có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tố trong một mẫu. Các kết quả phân tích lại rất ổn định, sai số nhỏ. Trong nhiều trường hợp sai số không quá 15% với vùng nồng độ cỡ 1 ÷ 2 ppm. Hơn nữa bằng sự ghép nối với máy tính cá nhân và các phần mềm thích hợp q trình đo và xử lý kết quả sẽ nhanh và dễ dàng, lưu lại đường chuẩn cho các lần sau. [5]

1.5.7.2. Nhược điểm

- Vì phép đo có độ nhạy cao, nên sự nhiễm bẩn rất ảnh hưởng đối với kết quả khi phân tích hàm lượng vết. Vì vậy u cầu mơi trường phịng thí nghiệm phải

23

khơng có bụi. Các dụng cụ hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao. Đó cũng là một khó khăn khi ứng dụng phương pháp phân tích này.

- Trang thiết bị hiện đại và phức tạp. Do đó cần phải có kỹ sư có trình độ cao để bảo dưỡng và chăm sóc, cần cán bộ làm phân tích cơng cụ thành thạo để vận hành máy. Nhưng yếu tố này có thể khắc phục được qua công tác chuẩn bị và đào tạo cán bộ.

- Nhược điểm chính của phương pháp phân tích này là chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích mà khơng chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố trong mẫu. Vì thế nó chỉ là phương pháp phân tích thành phần hố học của nguyên tố mà thôi. [5]

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ, KẼM TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ - TP. ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)