Kết quả hàm lượng Kẽm trong một số rau xanh

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ, KẼM TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ - TP. ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS (Trang 52 - 58)

STT

hiệu mẫu

Địa điểm lấy mẫu

Hàm lượng Kẽm (mg/l) Hàm lượng Kẽm (mg/kg tươi) 1 M1 Hòa Thọ - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.276 0.1190 2 C1 Hòa Thọ - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.105 0.0352 3 XL1 Hòa Thọ - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.078 0.0201 4 M2 Hòa Phát - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.294 0.1263 5 C2 Hòa Phát - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.177 0.0595 6 XL2 Hòa Phát - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.085 0.0221 7 M3 Hòa An - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.460 0.1998

42 8 C3 Hòa An - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.163 0.0554 9 XL3 Hòa An - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.094 0.0239 10 M4 Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.308 0.1341 11 C4 Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.118 0.0404 12 XL4 Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng 0.068 0.0172 Quyết định 46/2007/QĐ-BYT [2] 40 mg/kg

Qua kết quả phân tích Chì và Kẽm trong mẫu rau thực tế ở bảng trên, ta thấy hàm lượng Chì và Kẽm có mặt hầu hết trong các loại rau nhưng khơng đồng đều do phụ thuộc vào vị trí địa lý và phương pháp sản xuất rau ở từng khu vực. Hàm lượng Kẽm trong rau xanh nhiều hơn hàm lượng Chì trong rau xanh ở quận Cẩm Lệ. Song, hàm lượng Chì và Kẽm ở rau muống, rau cải xanh và rau xà lách vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế. Trong đó, hàm lượng Chì và Kẽm trong rau muống cao hơn nhiều sơ với trong rau cải xanh và rau xà lách. Cụ thể là như sau:

- Trong rau muống, hàm lượng Chì dao động ở khoảng 0.0353 ÷ 0.0704 mg/kg, hàm Kẽm dao động ở khoảng 0.1190 ÷ 0.1998 mg/kg.

- Trong rau cải xanh, hàm lượng Chì dao động ở khoảng 0.0178 ÷ 0.0296 mg/kg, hàm lượng Kẽm dao động ở khoảng 0.0352 ÷ 0.0595 mg/kg.

- Trong rau xà lách, hàm lượng Chì dao động ở khoảng 0.0178 ÷ 0.0296 mg/kg, hàm lượng Kẽm dao động ở khoảng 0.0172 ÷ 0.0239 mg/kg.

Trong tất cả các địa điểm lấy mẫu, hàm lượng Chì trong rau xanh ở Hịa An là cao nhất (rau muống là 0.0704 mg/kg, rau cải xanh là 0.296 mg/kg, rau xà lách là 0.0109 mg/kg). Và hàm lượng thấp Chì thấp nhất là ở Hòa Xuân (rau muống là 0.0353 mg/kg, rau cải xanh là 0.0178 mg/kg, rau xà lách là 0.0178 mg/kg). Bên cạnh đó, hàm lượng Kẽm trong rau xanh ở Hòa An cũng là lớn nhất (rau muống là 0.1998 mg/kg, rau cải xanh là 0.0595 mg/kg, rau xà lách là 0.0239 mg/kg), và thấp nhất là ở Hòa Xuân (rau muống là 0.1190 mg/kg, rau cải xanh là 0.0352 mg/kg, rau xà lách là 0.0172 mg/kg).

Điều này có thể giải thích như sau:

- Về mặt khách quan, đối với Hòa An, nguồn nước tưới bị nhiễm kim loại từ các chất thải độc hại do nhà máy xả thải, bãi rác xả thải của người dân gần đó, ngồi

43

ra đất ở đây là đất thịt có khả năng lưu giữ ẩm cao khiến đất bị nhiễm và tích tụ kim loại nặng lâu dài. Còn đối với Hòa Xuân, rau trồng nơi đây chủ yếu là trồng để phục cho bữa ăn cho chính gia đình (một số đem đi bán), nước tưới lấy từ giếng bơm, sử dụng chủ yếu phân bón sinh học nên khả năng nhiễm kim loại nặng ít hơn.

- Về mặt chủ quan, do sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không khoa học và bừa bãi là nguyên nhân chính gây ra ơ nhiễm kim loại nặng trong đất, nước và rau xanh.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hàm lượng Chì và Kẽm vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT và Quyết định 46/2007/QĐ – BYT.

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn hàm lượng Chì trong rau xanh theo từng khu vực ở quận

Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn hàm lượng Kẽm trong rau xanh theo từng khu vực ở

44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đã khảo sát và tìm ra điều kiện tối ưu của q trình vơ cơ hóa mẫu trong một số rau xanh (lượng dung môi, nhiệt độ nung và thời gian nung).

Đã xây dựng được quy trình vơ cơ hóa mẫu phù hợp cho việc xác định Chì và Kẽm trong một số mẫu rau xanh.

Đã tiến hành xác định hiệu suất thu hồi và đánh giá sai số thống kê của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Từ đó cho thấy phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử có sai số nhỏ tức độ chính xác cao, hệ số biến động nhỏ chứng tỏ độ lặp lại tốt.

Áp dụng quy trình đã xây dựng để xác định hàm lượng Chì, Kẽm trong rau xanh trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Qua đó phát hiện Chì và Kẽm trong rau xanh ở quận Cẩm Lệ tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Kiến nghị

Mặc dù hàm lượng Chì, Kẽm trong các mẫu phân tích chưa vượt q mức tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT và Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, nhưng chúng ta cũng cần khuyến cáo các hộ sản xuất đặc biệt là sản xuất để kinh doanh hạn chế sử dụng các phương pháp sản xuất làm tăng cao hàm lượng Chì, Kẽm trong đất, nước, rau xanh.

Tiếp tục nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại khác trong rau theo phương pháp này và mở rộng vùng nghiên cứu nhiều hơn để có cái nhìn tổng qt hơn về việc nhiễm kim loại nặng trong rau.

Mở rộng nghiên cứu xác định hàm lượng kim loại nặng trong nhiều loại thực phẩm, đất, nước, khơng khí…từ đó có thể nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của kim loại nặng môi trường sống xung quanh chúng ta.

Các nhà máy, khu công nghiệp nên chú trọng vào việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và xả thải để chất lượng nước thải đầu ra tốt hơn, ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

45

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không khoa học ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và sức khỏe con người.

Nên có kế hoạch phân tích, kiểm tra chất lượng rau hàng tháng để tiện cho việc theo dõi hàm lượng kim loại nặng trong rau. Từ đó dễ dàng điều chỉnh cách thức sản xuất hợp lý, an tồn.

Nên tìm hiểu và học hỏi các phương pháp trồng rau sạch, an toàn từ các nước tiên tiến trên thế giới về trồng rau sạch và an toàn.

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Y Tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, QCVN 8-2:2011/BYT, 2011.

[2] Bộ Y tế, Quy định giới hạn tối đa ơ nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, 2007.

[3] Bùi Xuân Vững, Bài giảng Xử lý số liệu thực nghiệm, khoa Hóa, trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng, 2014.

[4] Đặng Thị Thu Hằng, khóa luận tốt nghiệp, “Xác định hàm lượng kim loại nặng

cadimi trong một số mẫu rau ở quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”, 2012.

[5] Huỳnh Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh, Báo cáo Thực tập tốt nghiệp, “Xác

định hàm lượng một số kim loại trong bùn thải bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”, 2017.

[6]Huỳnh Thị Ngọc Thúy, Khóa luận tốt nghiệp, “Phân tích, đánh giá hàm lượng

kẽm trong một số mẫu thực phẩm đóng hộp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”,

2012.

[7] Lê Thị Mùi, Bài giảng Hóa học phân tích định lượng, trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, 2007.

[8] Lê Thị Phương Mai, Khóa luận tốt nghiệp, “Phân tích đánh giá hàm lượng Chì

trong một số thực phẩm đóng hộp bán trên thị trường Đà Nẵng”.

[9] Lương Tiểu Phụng, Khóa luận tốt nghiệp, “Phân tích đánh giá hàm lượng sắt

trong một số loài rau muống và rau cải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp trắc quang UV-VIS”, 2013.

[10] Nguyễn Thị Phương Anh, Độc học môi trường, trường Đại học bách khoa Hà Nội, 2007.

[11] Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại Học Quốc Gia

Hà Nội, 2006.

[12] Phạm Thị Hà, Bài giảng Các phương pháp phân tích quang học, khoa Hóa,

47

[13] Nguyễn Thị Hường, Bài giảng Kỹ thuật lấy mẫu và Xử lý mẫu, khoa Hóa,

trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng, 2015.

[14] Nguyễn Thị Hường, Báo cáo Nghiên cứu khoa học, “Xây dựng quy trình phân

tích hàm lượng kim loại đồng trong rau muống ở một số khu vực thuộc thành phố Đà Nẵng”, 2009. [15] http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-lay-mau-xu-ly-so-bo-va-bao-quan-mau-phan- tich-24060/ [16]https://voer.edu.vn/m/tinh-doc-hai-cua-kim-loai-nang-trong-he-thong dat/6ac0674e [17] http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/4721543 Và một số tài liệu tham khảo khác.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ, KẼM TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ - TP. ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)