Liên quan giữa phƣơng pháp cắt và nguyên nhân chảy máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 80 - 81)

: 7,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các dấu hiệu toàn thân (p < 0,05).

4.2.14.Liên quan giữa phƣơng pháp cắt và nguyên nhân chảy máu

Qua bảng 3.21 và biểu đồ 3.19, cho chúng tôi kết quả:

- Cắt bằng thòng lọng: sót amiđan rách trụ 10,5%, bong giả mạc 5,3%, viêm nhiễm 2,6%, không rõ nguyên nhân 15,8%.

- Cắt bằng dao điện: sót amiđan rách trụ 7,9%, bong giả mạc 36,8%, viêm nhiễm 5,3%, không rõ nguyên nhân 13,2%.

- Cắt bằng Coblation: bong giả mạc 2,6%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi giữa nhóm bong giả mạc của phương pháp cắt bằng thòng lọng và phương pháp cắt bằng dao điện, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Nhưng đứng về mặt thực tế lâm sàng rất khó đánh giá vì hai phương pháp có nguyên lý và cơ chế không đồng bộ. Phương pháp cầm dao điện với cơ chế nguyên lý đông chết mô và làm đông chết các tiểu mạch ở diện rộng và đây là một kỹ thuật có sinh nhiệt. Với nguyên lý như vậy thì phương pháp này sẽ gây tạo giả mạc nhiều hơn các phương pháp khác là điều đương nhiên [57].

Để tránh các nguyên nhân chảy máu sau cắt amiđan do sót amiđan rách trụ, trong quá trình thao tác cần phải đi đúng khoan, bộc lộ thật kỹ cuống amiđan và khi đặt thòng lọng nên để đúng vào cuống chứ không được ngoạm

vào thành ngoài của họng, nên vặn thòng lọng rất từ từ. Phương pháp này thường hay để sót cực dưới amiđan, bởi cực dưới amiđan nếu còn sót sẽ phát triển thành khối amiđan lớn [14].

Tỷ lệ viêm nhiễm rất nhỏ nhưng đây là điều đáng lưu ý.

Nhóm không rõ nguyên nhân cũng có thể do bệnh nhân không tuân thủ theo chế độ ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt và đây cũng là yếu tố làm dễ cho tình trạng chảy máu.

4.2.15. Mức độ chảy máu theo điểm chảy

Qua bảng 3.22 và biểu 3.20, cho chúng tôi kết quả như sau:

- Chảy máu ở trụ trước và trụ sau chiếm một số lượng không đáng kể (5,3% - 2,6%), trong quá trình phẫu thuật làm đứt các trụ sau và trụ trước tức là vào cơ màn hầu, khi cơ bị đứt không được kiểm tra khâu lại, trong trường hợp này thường chảy máu dai dẳng tuy không đưa đến chảy mạnh.

- Chảy máu ở cực dưới chiếm số lượng lớn nhất 39,5%, đây là vị trí giải phẫu nguy hiểm là do động mạch cảnh ngoài và đặc biệt là từ các nhánh của nó. Động mạch mặt uốn vòng cung cách cực dưới độ 10mm và sinh ra động mạch amiđan. Chính do các tổn thương các động mạch amiđan khẩu cái lên và amiđan vùng chân cuống trong quá trình phẫu thuật đã gây chảy máu nặng, có trường hợp phải cần đến thắt động mạch cảnh ngoài.

- Ở cực trên chiếm 18,4%, ở đây có một điểm hay chảy máu đó là chân lưỡi gà, trong quá trình tách trụ trước nếu làm rách quá nhiều trụ sát đường trung vị, sẽ có thể gây tổn thương động mạch amiđan khẩu cái xuống.

Tóm lại để tránh những sai sót trên, cần phải đi đúng khoang bóc tách. Trong nghiên cứu này có một số trường hợp chảy nhiều điểm hoặc chảy toàn bộ niêm mạc trong hốc amiđan, chúng tôi đều đưa chung vào hốc amiđan trái hoặc hốc amiđan phải.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 80 - 81)