- Các phƣơng pháp xử trí:
1 lần > lần
4.2.2. Thời gian từ khi cắt amiđan đến khi xảy ra biến chứng
Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy kết quả chảy máu ≤ 24 giờ là 36,9% và chảy máu > 24 giờ là 63,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005).
Theo nghiên cứu kết quả của tác giả Nguyễn Thanh Thủy và Phạm Trần Anh chảy máu sớm nhiều hơn chảy máu muộn (56,3% - 43,7%), của tác giả Khiếu Hữu Thường chảy máu sớm 80,3%, chảy máu muộn 19,7%. Nghiên cứu của tác giả Trần Công Hòa và Phạm Khắc Hòa thì tỷ lệ chảy máu sớm chiếm 80,3% và muộn chiếm 19,3% [1],[12],[28],[31].
Theo nghiên cứu của viện điều tra thời gian về cắt amiđan toàn quốc của một bệnh viện ở Anh (2006) thì chảy máu muộn chiếm nhiều hơn chảy máu sớm (36,4% - 9,6%), theo nghiên cứu của tác giả Emily A Masseyf và cộng sự thì chảy máu sớm 26%, chảy máu muộn 74% [42]. Theo nghiên cứu của tác giả Patricia J Y cho kết quả chảy máu sớm 2% và chảy máu muộn 3% [60].
Như vậy kết quả nghiên cứu chảy máu sớm và muộn của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu trong nước nhưng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
Thông thường sau mổ 15 phút, phẫu trường hố mổ hết chảy máu các tiểu mạch máu co lại và có cơ chế tự đông máu tại hố mổ, sau 3 – 4 giờ mạch máu tái nở và chảy máu trở lại. Đến ngày thứ 5 một lớp màng giả màu trắng hay trắng ngà gần như đã phủ kín hố mổ và từ ngày thứ 6 trở đi bắt đầu quá trình mọc mô hạt và bì hóa trên bề mặt hố mổ, kết quả là vào ngày thứ 7 – 8 màng giả bắt đầu bong ra, được gọi là hiện tượng bong vảy hố mổ và rỉ máu chút ít, đây là hiện tượng bình thường. Chảy máu muộn thường xảy ra vào ngày thứ 5 – 10 sau mổ, do hoại tử tổ chức và cục máu đông không phát hiện ra hoặc do nhiễm trùng thứ phát tại hốc amiđan, mặc dù nguyên nhân thiếu sự ủng hộ mang bằng chứng khách quan.
Hơn nữa để so sánh sự khác nhau của tỷ lệ chảy máu ở các nghiên cứu là không thể vì các định nghĩa về chảy máu của các nghiên cứu là khác nhau. Chảy máu có thể được coi là biến chứng hay chỉ được coi là dạng tự nhiên do có liên quan đến việc cắt bỏ mô sống. Nghiên cứu có kể đến hoặc không kể đến các trường hợp chảy máu chỉ quan sát thấy mà không phải xử trí, can thiệp gì [46].
4.2.3. Triệu chứng toàn thân
Với các triệu chứng ghi nhận được qua bảng 3.8. Chúng tôi có kết quả như sau: niêm mạc nhạt màu, tỉnh táo: 28,9%, kích thích hốt hoảng 71,1%. Mạch 100 – 120 l/phút : 78,9%; mạch dưới 100 l/phút : 21,1%. Huyết áp tối đa bình thường 92,1%, huyết áp tối cao tụt ≤ 10mm Hg : 7,9%. Nhịp thở 14 – 20 lần/phút: 28,9%, nhịp thở 20 – 30 lần/phút : 71,1%. Nhiệt độ 370: 92,1%, nhiệt độ > 37 – 390