Kết quả thành công các phƣơng pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 82 - 84)

: 7,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các dấu hiệu toàn thân (p < 0,05).

4.3.2. Kết quả thành công các phƣơng pháp

Qua bảng 3.24 và biểu đồ 3.21, chúng tôi nhận thấy

- Với phương pháp ép bông cầu ở mức độ nhẹ, chúng tôi đạt 8/38 trường hợp chiếm 21,1%, mức độ trung bình đạt 4/38 trường hợp chiếm 10,5%.

+ Trong nghiên cứu của Phạm Trần Anh và Nguyễn Thu Thủy, phương pháp ép bông cầu thành công ở mức độ nhẹ và trung bình (32,1%) [1],[28].

+ Phương pháp ép bông cầu là phương pháp được áp dụng đầu tiên đối với bệnh nhân có biến chứng chảy máu, nó là biện pháp đơn giản dễ làm có thể thực hiện được ngay không đòi hỏi phải kỹ thuật cao hay phòng mổ tiêu chuẩn. + Đa số trường hợp ép bông cầu thành công chủ yếu gặp ở những trường hợp chảy máu nhẹ, đó là những trường hợp có chảy máu rải rác không rõ điểm cụ thể hoặc chảy máu ở những mạch máu nhỏ được đánh giá là mức độ nhẹ. Dưới tác dụng ép bông cầu từ 3 – 5 phút quá trình đông máu sẽ xảy ra có hiệu quả cầm máu.

- Phương pháp khâu - buộc điểm chảy:

+ Phương pháp khâu - buộc điểm chảy này chúng tôi đạt thành công 5/38 trường hợp chiếm 10,5%.

+ Nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Anh và Nguyễn Thanh Thủy thì kết quả khâu - buộc đạt hiệu quả 33,3%.

+ Phương pháp này áp dụng đối với những hốc amiđan có điểm chảy là mạch máu lớn rõ ràng, và áp dụng một cách đặc hiệu cho chảy máu cực trên hoặc cuống amiđan trong phẫu thuật. Phương pháp buộc chỉ chính xác và an toàn. Tuy nhiên, bệnh nhên có phản xạ nuốt và oẹ thì nốt buộc chỉ có thể bị tuột. Với những hốc amiđan có những điểm chảy máu không rõ mạch máu thì có thể khâu mũi chữ X vào tổ chức xung quanh ép lại và buộc. Sâu quá có thể làm tổn thương mạch máu ở phía dưới.

Với phương pháp khâu khâu buộc điểm chảy máu theo chúng tôi được sử dụng đối với bệnh nhân có biến chứng chảy máu sớm có hiệu quả hơn. Vì những

trường hợp chảy máu muộn, tổ chức hốc amiđan thường mũn nát hoại tử khâu khâu buộc điểm chảy máu dễ bị tuột và ít tác dụng [14].

- Phương pháp đông điện cầm máu:

+ Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp đông điện thành công ở trường hợp nhẹ 2,6%, trung bình 21%.

+ Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Anh và Nguyễn Thanh Thủy, phương pháp này thành công chiếm 32% [1],[28].

+ Phương pháp này là cách giải quyết khá đơn giản và công hiệu đối với những trường hợp chảy máu ở cuống amiđan và rãnh lưỡi amiđan. Đây là phương pháp tốt nhằm hạn chế chảy máu muộn.

Trừ một vài động mạch lớn bị đứt và chảy máu nhiều phải kẹp và buột chỉ, còn đa số trường hợp chảy máu muộn là chảy máu tiểu mạch ở diện rộng nên trong trường hợp này dùng phương pháp đông điện là phù hợp nhất.

Tuy nhiên chỉ sử dụng phương pháp đông điện tốt nhất ở vị trí tổn thương chiếm diện tích nhỏ, không nên quá lạm dụng đông điện và đuổi theo những chảy máu nặng có thể gây nên hoại tử sâu và rộng [62].

- Phương pháp khâu trụ ép gạc:

+ Trong nghiên cứu của chúng tôi phương pháp này thành công nhiều nhất ở mức độ trung bình 26,3%.

+ Đây là một phương pháp có kết quả tốt đối với các trường hợp chảy máu kéo dài, không có điểm chảy rõ ràng và chảy máu ở diện rộng toàn bộ hốc amiđan.

- Theo chúng tôi nếu ở Trung tâm y tế không có điều kiện phòng mổ và phương tiện kỹ thuật đầy đủ để gây mê, kiểm tra kỹ và khâu buột những điểm chảy máu ở vị trí khó khăn hay nghi ngờ, thì phương pháp khâu trụ ép gạc có thể tiến hành tại phòng bệnh và mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

- Điều trị phối hợp:

+ Tất cả các trường hợp đều được tiêm thuốc cầm máu.

+ Truyền dịch và nâng cao thể trạng tùy từng mức độ nhẹ hoặc trung bình của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 38 trường hợp có biến chứng sau cắt amiđan trong thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2010 tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)