Số lượng tiểu cầu – Hematocrit – Hb

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 72 - 74)

: 7,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các dấu hiệu toàn thân (p < 0,05).

4.2.6.3. Số lượng tiểu cầu – Hematocrit – Hb

Theo bảng 3.13 và biểu đồ 3.11 cho thấy:

- Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu, Hct trong giới hạn bình thường chiếm 100%.

Tiểu cầu là một trong những thành phần có vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình cầm máu và đông máu, tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu trong quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ. Việc tạo nút tiểu cầu mà vấn đề chính của chức năng này là những phản ứng: dính – giải phóng – ngưng tập tiểu cầu, làm co mạch ở các chỗ tổn thương và tham gia vào quá trình đông máu [30].

Vết thương tùy theo mức độ có thể gây chảy máu nặng nhẹ khác nhau. Trong các vết thương nhỏ tiểu cầu nhanh chóng tạo nên nút tiểu cầu bịt kín nơi chảy máu và khởi động chuỗi phản ứng đông máu. Tuy nhiên, nếu có vết thương lớn thì cơ chế này không còn hiệu quả và nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do shock mất máu.

Hematocrit là tỷ phần bách phân của hồng cầu trong thể tích máu. Xét nghiệm định lượng này là một phần quan trọng trong công thức máu toàn phần, bên cạnh các chỉ số về công thức bạch cầu và tiểu cầu. Hematocrit cũng chỉ đóng góp chỉ số của nó trong các chỉ số tham khảo khác trong công thức máu toàn phần, Hematocrit sẽ giảm trong trường hợp mất máu cấp số lượng lớn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trước lúc làm phẫu thuật các bác sĩ thường chỉ định làm các xét nghiệm: thời gian máu chảy, thời gian máu đông. Nếu các kết quả xét nghiệm này trong giới hạn bình thường thì các nhà phẫu thuật yên tâm thực hiện ca mổ. Thực tế là tất cả bệnh nhân này trước khi cắt amiđan đều cho tỷ lệ 100% thời gian máu chảy và thời gian máu đông bình thường. Cần nên hiểu rằng chỉ 2 xét nghiệm thời gian máu chảy và thời gian máu đông thì chưa đánh giá được đầy đủ yếu tố tham gia trong hệ thống cầm máu. Mặc khác, đây là hai xét nghiệm thô sơ (đặc biệt khi làm thời gian máu chảy theo phương pháp Duke và thời gian máu đông theo phương pháp Milian). Bởi vậy, không đủ độ nhạy cần thiết cho việc phát hiện ra một rối loạn đông máu tiềm ẩn [19],[30].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)