Triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 69 - 71)

: 7,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các dấu hiệu toàn thân (p < 0,05).

4.2.4. Triệu chứng cơ năng

Qua bảng 3.9 nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có những triệu chứng cơ năng sau:

- Nhổ toàn máu đỏ: 64,4%. Nhổ nước bọt lẫn máu: 29%. Khó nói 21,1%. Nuốt đau 100%. Nôn ra máu đen: 2,6%.

Sở dĩ, các triệu chứng cơ năng của chúng tôi nhiều hơn 100%, vì một bệnh nhân có từ 1 – 3 triệu chứng.

Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thanh Thủy và Phạm Trần Anh trong 78 ca chảy máu thì nhổ toàn máu đỏ 2,6%, nhổ nước bọt lẫn máu 42,3% và nôn ra máu đen chiếm 5,1% [1],[28].

Như vậy, kết quả nghiên cứu triệu chứng cơ năng trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các tác giả trong nước.

Tình trạng bệnh nhân nhổ ra máu hoặc nôn ra máu là một triệu chứng cơ năng đầu tiên báo hiệu cho một biến chứng chảy máu. Thông thường sau cắt amiđan bệnh nhân có thể cầm máu tự nhiên trong vòng 5 – 10 phút. 3 – 4 giờ sau khi cắt bệnh nhân lại xuất hiện nhổ ra máu đỏ tươi liên tục, ở trẻ em có thể không biết nhổ, do vậy nuốt vào dạ dày và sau đó nôn ra. Loại chảy này thường nặng và ít khi được phát hiện sớm, có xu hướng tái diễn nếu không dùng biện pháp tích cực để cầm máu[14],[25]. Tình trạng bệnh nhân nhổ nước bọt lẫn máu, thường gặp ở bệnh nhân chảy máu vào ngày thứ 5 – 7 sau cắt, đa phần thường gặp là do bong giả mạc hốc amiđan sớm. Thời gian đầu bệnh nhân thường nhổ ra nước bọt lẫn máu, đây có thể là chảy máu ở điểm mạch hoặc thấm rỉ lan tỏa toàn bộ bề mặt hốc amiđan. Chảy máu loại này cần đề phòng vì xuất hiện bất ngờ bệnh nhân không được theo dõi kỹ.

4.2.5. Triệu chứng thực thể

Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.8, chúng tôi nhận thấy các triệu chứng thực thể qua thăm khám tại chỗ có các tỷ lệ như sau:

- Hốc amiđan có nhiều giả mạc: 52,6%. Hốc amiđan đỏ phù nề: 7,9%. Hốc amiđan có cục máu đông: 39,5%

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các triệu chứng hốc amiđan cục máu đông, hốc amiđan đỏ phù nề (p < 0,05)

Nghiên cứu của tác giả Abbas Safavi Naini, Ali Fatahi Bafghi trong thời gian 10 năm với 133 trường hợp biến chứng chảy máu sau cắt amiđan cũng cho kết quả hốc amiđan nhiều giả mạc 21,2%, hốc amiđan có cục máu đông 8% và hốc amiđan đỏ phù nề (nhiễm trùng) 2%. (Các % còn lại của các biến chứng khác tỷ lệ không đáng kể) [35].

Như vậy, kết quả nhiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của tác giả nước ngoài. Nghiên cứu trong nước không thấy đề cập đến tình trạng thực thể tại chỗ của hốc amiđan.

Với kết quả này, chúng tôi nhận thấy dấu chứng thực thể của hốc amiđan khá phù hợp với số liệu chảy máu sớm và muộn, vì theo tài liệu cho thấy đa số

trường hợp chảy máu sớm đều có bằng chứng là thấy cục máu đông trong hốc amiđan do sau cắt các mạch máu tái nở ra và chảy lại tạo nên cục máu đông.

Bên cạnh đó vào lúc bong vảy lớp hoại tử phủ trên hốc amiđan, thông thường chảy máu này xuất phát từ một vài mạch máu nhỏ tăng sinh từ mô hạt. Đôi khi vì một lý do nào đó bệnh nhân có thể bị cắt amiđan ấm, tình trạng vệ sinh sau cắt kém nên vẫn có biểu hiện chảy máu do viêm nhiễm.

4.2.6. Dấu hiệu cận lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)