Liên quan giữa phƣơng pháp cắt và thời gian xuất hiện chảy máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 77 - 80)

: 7,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các dấu hiệu toàn thân (p < 0,05).

4.2.11. Liên quan giữa phƣơng pháp cắt và thời gian xuất hiện chảy máu

Nghiên cứu bảng 3.18 cho kết quả và biểu đồ 3.16 cho kết quả như sau: - Chảy máu sớm ở phương pháp cắt thòng lọng thấp hơn phương pháp cắt dao điện (15.8% - 21,1%).

- Chảy máu muộn ở phương pháp cắt thòng lọng thấp hơn phương pháp cắt dao điện (18,4% - 42,1%).

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Anh và Huỳnh Thanh Thuỷ thì chảy máu sớm ở phương pháp cắt thòng lọng cao hơn phương pháp cắt dao điện (56,3% - 43,7%) [1],[28].

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Công Hoà thì cho kết quả chảy máu sớm ở phương pháp thòng lọng nhiều hơn phương pháp dao điện (86,4% - 13,6%) [12].

Tuy nhiên Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Anh và Huỳnh Thanh Thuỷ thì chảy máu muộn ở phương pháp dao điện nhiều hơn phương pháp cắt bằng thòng lọng (93,8% - 16,2%).

Nghiên cứu của tác giả Trần Việt Hồng cũng cho nhận xét khi so sánh giữa cắt Amidam bằng dao điện và cắt bằng thòng lọng cũng cho thấy chảy máu thứ phát từ ngày 07 – 14 là cao nhất [10].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Đình Hoà và Nguyễn Đình Bảng cũng cho nhận xét cắt Amidam bằng dao điện tỷ lệ chảy máu muộn là 100% vào ngày thứ 3 và thứ 7 [13].

Kết quả của tác giả Javed.F và Sapri.M của viện điều tra quốc gia Anh về cắt Amidam cho thấy kết quả chảy máu muộn ở phương pháp cắt bằng giao điện nhiều hơn phương pháp cắt bằng thòng lọng (2,3% - 0,5%) [47].

Kết quả nghiên cứu chảy máu muộn của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Ahsan et al, Phillipps J.J, Saleh H.A, Wong BYH [34],[64],[65],[70].

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về phương pháp cắt Amidam với thời gian xuất hiện chảy máu sớm là không phù hợp với tác giả trong nước. Nhưng kết quả nghiên cứu về phương pháp cắt amidam và thời gian xuất hiện chảy máu muộn lại phù hợp với tác giả trong nước và nước ngoài. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Kenny H.Chan và cộng sự, đó là do kỹ thuật cắt bằng dao điện đã làm bỏng một diện rộng và sâu tổ chức ở hốc amiđan, có thể gây chảy máu do làm bộc lộ mạch máu và tạo nên một lớp hoại tử rộng và dày do vậy trong quá trình bong giả mạc dễ gây chảy máu [54]. Như vậy với phương pháp cắt bằng dao điện có hiệu quả giảm chảy máu sớm nhưng lại tăng nguy cơ chảy máu muộn, phù hợp với nhận xét của Karin Blomgren [53]. Chảy máu thứ phát gặp nhiều hơn ở bệnh nhân được cắt và cầm máu bằng dao điện, nhưng người ta cho rằng chảy máu muộn ít khi trầm trọng [70].

Hệ thống phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện dùng trong Tai mũi họng với điện thế từ 91 – 312 Voltage, tần số 100 KHz, nhiệt độ ở mô tăng từ từ bẽ gãy các liên kết phân tử tạo ra sự phân rã phân tử do vậy tổ chức mô xung quanh không bị tổn thương và do kiểm soát ở nhiệt độ thấp từ 60 – 1000

C nên ít gây tổn thương cho mô kế cận đồng thời với tổn thương này làm đông điện bề mặt hố amiđan gây tính chất cầm máu luôn [67].

4.2.12. Mức độ chảy máu theo phƣơng pháp cắt amiđan

Qua bảng 3.19 và biểu đồ 3.17 cho chúng tôi kết quả mức độ chảy máu theo phương pháp như sau:

- Phương pháp cắt amiđan bằng thòng lọng: nhẹ 7,9%; trung bình 26,3% - Phương pháp cắt amiđan bằng dao điện: nhẹ 21,1%; trung bình 42,1%. - Phương pháp cắt amiđan bằng Coblation: trung bình 2,6%.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thòng lọng ở mức độ chảy máu theo phương pháp cắt bằng thòng lọng (p > 0,05).

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ chảy máu trung bình theo phương pháp cắt bằng dao điện (p < 0,05). Tuy nhiên, theo chúng tôi ít có ý nghĩa về mặt lâm sàng.

Xem lại bảng 3.7, chúng tôi thấy phù hợp giữa phương pháp cắt - thời gian xuất hiện cũng như mức độ chảy máu của bệnh nhân, ở đây chúng tôi gặp chảy máu trung bình do cắt bằng dao điện là 42,1% và đa phần là rơi vào các trường hợp chảy máu muộn. Và chảy máu muộn là tình trạng chảy ở điểm mạch lan thấm rỉ toàn bộ bề mặt hốc amiđan, chảy máu này là một loại cần đề phòng vì xuất hiện bất ngờ, người bệnh thường không được theo dõi, quan sát kỹ như những ngày đầu sau cắt amiđan.

4.2.13. Các nguyên nhân gây nguy cơ chảy máu sau cắt amiđan

Qua bảng 3.20 và biểu đồ 3.18, cho chúng tôi kết quả như sau:

Với nhóm không rõ nguyên nhân chiếm 26,4% : nhóm này có thể chảy máu do tĩnh mạch hoặc phối hợp với các nguyên nhân khác mà bệnh nhân không được kiểm tra đầy đủ chúng tôi đều xếp vào nhóm này

- Trong phương pháp cắt amiđan bằng thòng lọng và phương pháp cắt bằng dao điện đưa đến sót amiđan và rách trụ không chênh lệch nhiều (10.5 – 7.9) với số lượng không đáng kể, với hai phương pháp trên phẫu tích bất cẩn trong lúc cắt amiđan gây tổn hại đến mô mềm của họng như các trụ, màn hầu là có thể xảy ra. Theo David J. Kay và cộng sự phương pháp không quan trọng mà điều chủ yếu là kỹ thuật bóc tách giữa amiđan và hốc amiđan phải đi đúng bình điện [39]. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Thủy là 6,41% điều này cho thấy tay nghề và kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng có vai trò quan trọng trong biến chứng chảy máu sau cắt amiđan. Liên quan đến phương pháp cắt amiđan bằng dao điện đưa đến chảy máu muộn do bong giả mạc là nguyên nhân chiếm hàng đầu 44,7%. Số liệu này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu và nhận xét của các tác giả trong nước như Triệu Việt Hồng, Nguyễn Thanh Thủy, Phạm Trần Anh. Bởi vì, cơ chế của cắt amiđan bằng dao điện là cơ chế đông kết mô của dòng điện cao tần làm tất cả các

mạch máu nhỏ khi cắt, nên tình trạng chảy máu 24 giờ đầu ít và chủ yếu chảy máu muộn do tình trạng bong giả mạc [1],[10],[28].

Nhóm viêm nhiễm chiếm số liệu nhỏ 7,9% không đáng kể, thông thường số liệu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy 2,94% [28] Thông thường khi hố amiđan bị viêm nhiễm, mạch máu ở amiđan cương tụ và nở to dồn máu để chống viêm nhiễm gây đến chảy máu. Theo một số nghiên cứu cho rằng để tránh tình trạng này không nên lạm dụng đông điện để cầm máu và tăng cường ý thức vệ sinh răng miệng [65].

Bệnh nhân chảy máu có liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt 2,6%, con số này không có ý nghĩa về mặt lâm sàng, tuy nhiên cũng là yếu tố nhắc nhở phẫu thuật viên nên khai thác tiền sử, bệnh sử cho kỹ. Bất kỳ bệnh nhân nữ nào có chỉ định cắt amiđan thì phải xử lý ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

Chúng tôi không tìm thấy tác giả nước ngoài nào nghiên cứu nguyên nhân chảy máu sau cắt amiđan.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)