Đánh giá mức độ chảy máu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 31 - 34)

nguyên nhân gây chảy máu.

- Đánh giá mức độ chảy máu:

Theo nghiên cứu của Phạm Trần Anh, Nguyễn Thanh Thủy, Bùi Văn Ninh và John Vorrath thì đánh giá khối lượng máu mất bằng các triệu chứng toàn thân, mạch, nhiệt, huyết áp và các phương pháp để xử trí biến chứng [1], [21],[28],[50].

Theo Bùi Văn Ninh, để đánh giá khối lượng máu mất dựa theo các triệu chứng toàn thân như sau:

+ Mất < 500ml máu: ít có triệu chứng toàn thân.

+ Mất ≥ 20% khối lượng máu tuần hoàn: huyết áp tối đa tụt ≥ 10mm Hg và nhịp thở nhanh thêm ≥ 20 lần/phút.

+ Mất ≥ 40% khối lượng máu tuần hoàn: nặng, shock mất máu. Dựa vào những tài liệu nghiên cứu thu nhập được, chúng tôi mạnh dạn đưa ra 3 mức độ chảy máu theo triệu chứng toàn thân và biện pháp can thiệp như sau:

+ Phân loại theo mức độ chảy máu và phương pháp can thiệp

Nhẹ

- Toàn thân: Không ảnh hưởng + Da niêm mạc bình thường + Mạch < 100 lần/phút + Nhịp thở 14 – 20 lần/phút + Huyết áp bình thường

- Tính chất chảy máu: dây máu lẫn nước bọt mà theo dõi sau 3 giờ vẫn không tự cầm.

- Cận lâm sàng:

+ Hồng cầu: ≥ 4 x 1012/l + Tiểu cầu: 150 – 450g/l - Phương pháp can thiệp:

+ Bệnh nhân được chờm và ngậm đá

+ Ép bông cầu thấm oxy già hoặc chấm AgNO3.

Trung bình

- Toàn thân: ảnh hưởng ít + Tinh thần bình thường

+ Da niêm mạc nhợt tái, vã mồ hôi + Mạch 100 – 120 lần/phút

+ Nhịp thở: 20 – 30 lần/phút + Huyết áp tối đa tụt ≥ 10mm Hg.

- Tính chất chảy máu: chảy máu từng đợt hay tia nhỏ rỉ rả. - Cận lâm sàng:

+ Hồng cầu: ≥ 3.5 - < 4 x 1012/l + Tiểu cầu: ≤ 150g/l

- Phương pháp can thiệp: gây mê kiểm soát chảy máu: + Dùng đông điện cầm máu

+ Khâu buộc điểm chảy máu

+ Khâu ép trụ với cục gạc ở hốc amiđan

Nặng

- Toàn thân:

+ Tinh thần hoảng hốt kích thích + Da niêm mạc xanh nhợt

+ Mạch > 120 lần/phút + Nhịp thở > 30 lần/phút

+ Huyết áp tối đa giảm, gây shock mất máu. - Tính chất chảy máu:

+ Chảy máu liên tục hay thành tia lớn + Chảy máu tỏa lan toàn bộ hốc amiđan - Cận lâm sàng:

+ Hồng cầu: < 3,5 x 1012/l + Tiểu cầu: < 100g/l - Phương pháp can thiệp:

+ Thắt động mạch cảnh ngoài khi mọi biện pháp trên không hiệu quả.

2.2.5.6. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây biến chứng

- Các trường hợp viêm nhiễm còn chưa ổn định

- Những trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh khác mà dùng corticoid kéo dài.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt chưa ổn định. Đây là giai đoạn dễ chảy máu, chỉ nên cắt sau thời kỳ sạch kinh một tuần.

- Bỏ sót những trường hợp đang trong thời kỳ nung bệnh: Sởi, cúm, phát ban, thủy đậu đặc biệt với trẻ em khi thời tiết không thuận lợi, quá nóng hoặc quá lạnh.

- Ở những người già trên 50 tuổi động mạch thường xơ hóa nhiều, chức năng gan cũng hay suy yếu.

- Do không phát hiện từ đầu các rối loạn chảy máu đông máu, kể cả các bệnh khác về máu mà các xét nghiệm thường quy không phát hiện được.

- Sai lầm do kỹ thuật: cắt sót amiđan. Rách trụ trước - trụ sau - lưỡi gà – màn hầu. Thủng thành vách bên họng [25].

2.2.5.7. Các nguyên nhân gây ra chảy máu

- Sai sót trong kỹ thuật: Sót amiđan rách trụ. - Cắt trong thời kỳ đang có kinh nguyệt. - Bong giả mạc.

- Viêm nhiễm.

- Có rối loạn về đông máu, chảy máu … - Đôi khi không phát hiện được nguyên nhân.

2.2.5.8. Nghiên cứu xử trí biến chứng sau cắt amiđan

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt amiđan (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)