- Các phƣơng pháp xử trí:
1 lần > lần
4.1.4. Phân bố theo mùa trong năm
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.5 chúng tôi nhận thấy trong 38 bệnh nhân có biến chứng chảy máu sau cắt amiđan thì: mùa hè có tỷ lệ biến chứng cao nhất 52,7%, mùa thu 26,3%, mùa xuân và mùa đông bằng với 10,5%.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Anh tỷ lệ biến chứng mùa thu và mùa xuân là cao nhất (12,8 – 84,2%) [1].
Vậy nghiên cứu của chúng tôi biến chứng sau cắt amiđan phân bố theo mùa cũng không khác nhiều so với tác giả trong nước và ngoài nước.
- Tuy nhiên về nguyên tắc có thể cắt amiđan bất cứ vào thời điểm nào trong năm cũng được, nhưng trong điều kiện khí hậu ở nước ta cần nên lưu ý hạn chế vào những lúc giao thời giữa chuyển mùa nóng và lạnh. Tỷ lệ khác nhau giữa tác giả Phạm Trần Anh và Nguyễn Thanh Thủy cho rằng ở Hà Nội, mùa thu và mùa xuân là mùa chuyển giao giữa hai mùa, khí hậu thay đổi, không ổn định. Mùa Thu khí hậu hanh và khô, ngược lại mùa Xuân lại ấm và ẩm. Da có cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài là 1oC, còn niêm mạc lại có thể cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ đến một phần ngàn độ C. Do sự nhạy cảm của niêm mạc đối với nhiệt độ như vậy nên sự biến đổi của thời tiết có tác động đến tâm sinh lý niêm mạc và co giãn mạch, điều này có ảnh hưởng
đến sự chảy máu [1],[28]. Nhưng trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi thì mùa hè và thu lại chảy máu nhiều. Và tác giả Phạm Văn Vũ cho rằng nhìn chung thời tiết Huế tương đối khắc nghiệt, ngoài bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm thì có khi đủ bốn mùa trong một ngày [32]. Với viêm amiđan mãn tính, bệnh nhân chọn thời gian kỳ nghỉ hè là phù hợp nên dù đã đi khám nhiều lần trước đó và có chỉ định cắt A nhưng đa phần bệnh nhân trì hoãn đến thời gian thuận lợi. Trong khi đó Patric J. Collison và cộng sự lại thấy rằng tỷ lệ biến chứng chảy máu gặp nhiều vào mùa xuân và mùa hè [61]. Điều khác nhau này có thể do khí hậu đặc thù ở mỗi vùng địa lý có ảnh hưởng khác nhau đến sự xuất hiện chảy máu sau phẫu thuật.
4.1.5. Địa dƣ
Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.6 cho thấy trong 38 bệnh nhân có biến chứng chảy máu sau cắt amiđan có tỷ lệ: thành thị 44,7% và nông thôn 55,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nông thôn và thành thị.
- Qua nghiên cứu của tác giả Khiếu Hữu Thường biến chứng sau cắt amiđan cũng gặp nhiều nông thôn hơn thành thị (63,9% - 36,1%), tác giả Dương Hữu Nghị (63% - 27%), tác giả Huỳnh Thanh Thủy và Phạm Trần Anh (55,2% - 44,8%) [1],[20],[28],[31].
Vậy nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với các tác giả trong nước. Theo chúng tôi đây là một kết quả cũng dễ hiểu và phù hợp vì nước ta 80% dân số là nông dân, do sự chênh lệch về hiểu biết cũng như điều kiện chăm sóc, sinh hoạt, vệ sinh sau ra viện ở nông thôn không được tốt như thành phố, bên cạnh đó cả về thói quen dùng thuốc cùng chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân góp phần đưa đến biến chứng chảy máu sau cắt amiđan ở nông thôn cao hơn thành phố.